Chúng ta cùng tham khảo.

Hôm qua bác Di đã có bài về ngày gia đình truyền thống. Nhà cụ Quang có nhiều gia đình nhỏ của các con cháu. Nay hầu như không còn cảnh “tứ đại đồng đường” cùng dưới một mái nhà, nhưng quan hệ già, trẻ (ông, bà, bố, mẹ với con cháu) nhà nào cũng có. Hoà hợp thế hệ già và trẻ là điều rất quan trọng cho mỗi gia đình. Nhân ngày này xin nêu mấy đặc điểm để già, trẻ chúng ta cùng tham khảo.
1.Người già (Ng) thích nói về quá khứ. Người trẻ (Nt) “‘chớ dội bom tấn” khi buông ra những câu “chặn họng” như “chuyện này nghe mấy lần rồi”. Nếu không tán thưởng thì hãy vui lòng, chịu khó nghe cho hết câu chuyện.
2.Đừng bao giờ chỉ nói phần ngọn, phần giữa hoặc phần đuôi với Ng. Cố gắng nói cho có đầu đuôi, ngắn gọn để Ng kịp hiểu, kịp nhớ.
3.Từ 60 tuổi trở đi trí nhỡ bắt đầu có dấu hiệu giảm sút, tai bắt đầu nghễnh ngãng, khi thì tai trái, khi thì tai phải bị ù. Nt nên nói chậm rãi, rõ ràng, có khi phải nhắc lại mấy lần Ng mới nghe thủng câu chuyện.
4.Người già rất chú trọng giờ giấc ăn, nghỉ, đi lại…Nếu quá giờ ăn, đi về muộn nhất là đêm khuya… nên thông báo để các cụ yên tâm.

5.Ng thích được mời mọc, quan tâm. Ví dụ có kê hoặch đi nghỉ hè, du lịch với vợ con, Nt nên có lời mời các cụ cùng đi. Chớ nghĩ rằng mời là các cụ OK đi ngay. Khó đấy, vì Ng rất suy tính thời gian đi ngắn dài, sức khoẻ có hợp không và thường Ng rất “kibo”, rất ngại làm phiền con cháu vì mình mà chúng tốn kém, lại làm cho chúng mất tự do.
6.Ng hay giật mình, lo lắng vì vậy mọi câu chuyện chớ nên đột ngột, bất ngờ như là vừa vào đến nhà đã oang oang “bắn liên thanh”, nhất là những câu chuyện nhạy cảm lại càng cần phải chú ý hơn
7.Chớ nên quá quan tâm đặc biệt tới con cái trước mặt Ng, họ dễ tủi thân nghĩ mình chưa bao gìơ được chúng đối xử như thế.
8. Đừng làm xáo trộn trật tự nơi ở, nếp sống vốn đã quen thuộc của Ng, ngay cả những việc nhỏ như xếp đặt quyển sách, cái bút, cái áo, cái gối…phải để “cu như nguyễn” chớ có sê dịch làm mất dấu.
9.Đừng bao giờ tự động hoặc vô tư dùng cái mà Ng đã quen dùng như cái bút, cái ghế, vị trí ngồi bên bàn ăn ….
10.Cuối cùng cần đặc biệt ghi nhớ là Ng chúa ghét bị ngắt lời, chưa nghe hết câu đã chen vào. Hãy chịu khó nghe cho hết dù đã nghe vài lần, rồi mới nên có ý kiến phản hồi.
Mấy điều trên đây như có vẻ người già khó tính, nhưng nếu mỗi người cứ thử nghĩ rồi đến lượt ta cũng như thế, thì mọi việc lại trở nên đơn giản và Ng cũng rất dễ chịu đấy.
Dẫn ra mấy ví dụ như trên vừa là từ kinh nghiệm bản thân, vừa là nghe ngóng dư luận, vừa là tham khảo sách báo để chúng ta cùng tham khảo.

Phạm L ê.

Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

10 điều Cậu Tháng nêu lên hay quá! Cả Người già (Ng) và Người trẻ(Nt) nên tham khảo. Hay lắm thay!

Balas