Những mùa xuân thời chống Pháp















Quê hương, đón xuân Mậu Tý

Mùa xuân Mậu Tý cách đây 60 năm (2008 – 1948)

Năm 1948, gia đình tôi đón xuân Mậu Tý ở thôn Phú Sơn Huyện Thạch Thành Tỉnh Thanh Hoá, Tết năm ấy có mấy sự kiện đặc biệt :
a/ Kể từ ngày toàn quốc kháng chiên chống Pháp,19 tháng 12 năm 1946, xuân Mậu Tý là tết thứ 2 nhưng là tết đầu tiên gia đình tôi đoàn tụ đón Tết Đinh Hợi, ô Quang và Bác Thoa không ăn tết cùng gia đình
b/ Bác Đoàn Hưng Nông con rể đầu, lần đầu tiên ra mắt gia đình nhà vợ và cùng ăn tết ( hai bác làm lễ thành hôn vào tháng 10 năm 1947 khi đó bác Nông là Trưởng ban Tổ chức tỉnh uỷ tỉnh Hà Đông, bác Thoa là trưởng ban Tuyên huấn Huyện uỷ Huyện Hoài Đức – Hà Đông )
c/ Ngoài bánh chưng truyền thống, các anh chị em chúng tôi lần đầu tiên được thưởng thức bánh mật
d/ Và cũng là lần đầu, một số nguời trong gia đình được ăn tết với bà con dân tộc Mường, bà con người Mường ở vùng này có móm thịt kho tầu rất đặc biệt :
* Điệu múa “ Tiên múa ca “ lần đầu tiên ra mắt bà con ở thị trấn Kim Tân ( Huyện lỵ huyện Thạch Thành ) do “ Biên đạo “ múa Kim Anh hướng dẫn và trình diễn vào dịp Tết Mậu Tý
Nói đến nhũng ngày ở đất Thanh, làm sao quyên đuợc nhũng kỷ niệm thủa thơ ấu, nhiều điều mới lạ, lần đầu được tiếp xúc
* Lần đầu tiên được đi dò dọc dài ngày : Cuộc hành trình từ làng Phú Khê huyện Bình Giang tỉnh Hải dương ( Đây là quê hương của cụ Đỗ Long Giang- chồng cụ Trương thị Vinh – em gái cụ Trương thị Hảo – bà ngoại của chúng tôi ) chúng tôi hành quân bộ ra sông Luộc xuống thuyền vào buổi chiều gần tối, đêm đầu tiên được ngủ dưới thuyền, vuợt sông Hồng tiến về Phủ Lý, sang thuyền để tiếp tục đi trên sông Đáy, qua Quể, Quyển đi tiếp và rẽ theo sông Hoàng Long , đi cả đêm, ăn trên thuyền , được chứng kiến cảnh họp chợ trên thuyền, tấp nập đông vui, sáng hôm sau đến làng Láo (thuộc địa phận Tam điệp ngày nay - Kho – Láo - Đầm Đùn là khu căn cứ của Việt Minh trước Cách mạng tháng tám năm 45 do tứong Trần tủ Bình chỉ huy, bà Hà Quế cũng ở chiến khu này ) , vào khoảng 3h chiều Bác Anh đang bế Thắng, thì ô Quang về còn hỏi “ Con bế con nhà ai đấy “ Sau đấy chúng tôi được phổ biến chuẩn bị mọi điều kiện để ngày mai hành quân vào Thạch Thành bằng phuơng tiện “ Căng hải “ Hai cẳng = đi bộ
* Hành trình từ Riạ - Kim Tân ≥ 20 km ? : Đoàn quân lên đường gồm có : Bà ngoại, dì Oanh, bố mẹ và 7 anh chị em, ngoài ra còn chị Ất, U Thắng, Thắng thì được thay nhau bế, cõng . Hải – Liên ngồi trong thúng có người gánh . Hành trình tuy xa nhưng cảnh vật xung quanh đều mới lạ, thoả sức ngắm cảnh, lần đầu tiên được thấy nhà sàn, trâu đeo mõ, chó leo thang dọc hai bên đường là rừng lim xanh cao vút, đôi chỗ còn có suối uốn luợn chảy qua, khoảng 17h chúng tôi đến ở nhà ông Điền, ăn cơm xong là ngủ 1 mạch đến sáng hôm sau . Lúc này hai chân xung to đi lại rất khó, phải đốt lá náng chườm nhiều lần mới đi lại được ( Cũng phải mất 1 ngày ) Sau đó chúng tôi chuyển xuống ở nhà anh Cò Khanh là con trai cả ông Điền, tên thật của “ Anh cò Khanh “ Phạm Kiên trước khi nghỉ hưu Ô là Phó Vụ truởng vụ Tổ chức cán bộ Bộ GTVT, nay đã mất ( Họ Phạm này có 1 chi đến sinh sống ở Đông Ngạc Từ Liêm Hà Nội đã được mấy đời) theo phong tục của địa phương vợ chồng sinh con đầu lòng là trai, bố mẹ đứa bé được gọ là “ Anh đỏ, chị đỏ “, nếu là gái thì gọi là " Anh hĩm, chị hĩm “. Sau khi con có tên, bố mẹ gọi theo tên của con, có kèm theo giới tính vì vậy Ô Kiên mới có tên là “ Cò Khanh". Cò Khanh sinh năm 1947 là Kỹ sư Đường Thuỷ làm việc ở VIện Thiết Kế bộ GTVT nay đã nghỉ hưu
* Sống ở đất Thanh lần đầu chúng tôi được :
- Tiếp xúc với tiếng địa phương : Mô, tê, răng rứa, cái đọi = Cái bát, quả hổng = Đu đủ, Đi củn túi tùn tun mới viền = Đi củi, tối mịt mới về, được tiếp xúc với người Mường, Ti no = Đi đâu , Ti thảm = Đi tắm, tu rỏn = Đi chơi . .
- Được tiêu tiền xu Khải Định, một đồng cụ Hồ đổi được 7 đồng xu
- Được ăn chè Lam, đặc sản của đất Thanh, 1 đồng cụ Hồ mua được 1 bánh chè Lam 8 x 12 cm, nếu muốn bẻ, chỉ có cách kê vào 1 điểm tựa, đâp mạnh. Tôi đi từ Thạch Thành đến thành Nhà Hồ = 12km, loay hoay mãi chỉ gậm được có 1/10, cũng vào dụp tết năm đó, bà Lợi một người quen buôn bán ở chợ Kim Tâm mới phổ biến cách ăn bánh chè Lam tiện ích nhất là nướng qua lửa, được ăn thịt Vịt Tràng Nhật, là loại vịt nổi tiếng, thịt thơm ngon, béo không hôi, làm lông rễ như làm gà, bố tôi là người vốn dĩ không ăn thịt vịt, nhưng giạo đó cụ cũng dùng, Mít Thanh Hóa là loại mít rất ngon, múi mít giai trong mỗi múi Mít đều có mật, lần đầu chúng tôi ăn sáng bằng sắn chấm muối vừng … Ôi còn bao điều nhớ mãi !!
- Lần đâu được chúng kiến cảnh lụt lộị, 60 năm sau, trận lụt năm 2007 Kim Tân hứng chịu trận lụt khủng khiếp, cũng từ sông Bưởi gây ra
- Được tham dự buổi tập trận của quân dân Quân khu 4 do tuớng Nguyễn Sơn chủ trì ở Huyện Vĩnh Lộc gần thành nhà Hồ
Chúng tôi rời Thanh Hoá vào khoảng tháng ba hay bốn năm 1948, u Thắng đã lập gia đình với người bà con với Ô Điền, chúng tôi lại đi bộ về Rịa, xuống thuyền đi về sông Đáy, không vượt sông Hồng mà từ Quế, Quyển đi nguợc về chùa Hương lưu lại làng Hữu Vĩnh - Úng Hoà - Hà tây

Previous
Next Post »