CHÀO MỪNG NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM

BS -GĐ Đỗ Xuân Dục tháp tùng Bác Hồ Thăm BV Bạch Mai năm 1955

Hôm nay là ngày thầy thuốc Việt Nam 27/02/2008, đó là ngày mà cách đây 53 năm ( 27/02/1955) Bác Hồ đã gửi thư cho ngành y tế VN với lời chúc " Lương y như từ mẫu "... " Phải xây dựng nền y học của ta dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng, phải coi trong việc phối hợp thuốc đông với thuốc tây"....Ngày 6/02 /1985 HĐBT đã quyết định ngày 27/02 hàng năm là "Ngày thầy thuốcVN ". Thưc hiện lời dạy của Bác,từ đó đến nay ngành y tế VN đã không ngừng phát triển và trưởng thành về nhiều mặt từ tổ chức mạng lưới phòng chữa bệnh đến việc nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, bảo vệ sức khỏe của nhân dân với tinh thần thầy thuốc ngày càng đồng cảm hơn với nỗi đau của người bệnh, đã áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại từ
khâu phòng bệnh, chẩn đóan, đến điều trị các lọai bệnh phức tạp ( ghép gan, ghép thận, ghép tế bào gốc, phẫu thuật tim...) Nhà nước đã có nhiều chính sách miễn, giảm viện phí cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi ,đã giúp cho nhân dân nhiều vùng sâu , xa được tiếp cận với các dịch vụ phòng, khám, chữa bệnh....Nhờ chính sách mở cửa đã có nhiều cá nhân, tư nhân trong và ngòai nước đầu tư xây dựng các phòng khám tư, nhiều bệnh viên tư nhân với qui mô ngày càng lớn và hiện đại đã được họat động ở nhiều thành phố lớn trong nước.Ngành dược VN đã sản xuất được nhiều lọai thuốc phổ thông và biệt dược, đã có mạng lưới phân phối với nhiều chủng lọai, góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho người bệnh trong khi thị trường thuốc nhiều khi chưa kiểm sóat được hiệu quả vì giá cả còn cao.Tuy còn nhiều khó khăn, nhược điểm và thách thức trên con đường phát triển như các bệnh viện công hầu như thường xuyên quá tải, thị trường thuốc còn thiếu những sản phẩm thiết yếu và giá cả chưa ổn định,việc chăm sóc và phục vụ người bệnh còn có những mặt yếu kém...., hy vọng trong thời gian tới ngành y tế và ngành dược VN sẽ ngày càng văn minh , hiện đại, gần gũi người bệnh để phục vụ ngày càng tốt hơn và phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực.
Họ nhà ta cũng có gốc từ ngành y như xa xưa Cụ Bà nội Lê Thi Cả đã chủ trì hiệu thuốc đông y Phú Đức tọa lạc giữa phố cổ Phúc Kiến nổi tiếng của Hà Nội về buôn bán thuốc nam, bắc sau gọi là phố Lãn Ông.Cụ đã truyền nghề cho Bà nội Phạm thị Yến ( phu nhân Cụ Phạm Vĩnh Quang )duy trì cửa hàng sau ngày giải phóng thủ đô cho đến khi có chủ trương cải tạo công thương nghiệp, bà nội phải chuyển sang làm xã viên hợp tác xã văn phòng phẩm.Cho đến nay trong họ nhà ta hầu như chỉ có Bà Đỗ thị Kim Chi (phu nhân Ô. Phạm Vĩnh Di) là theo ngành y, tốt nghiệp bác sĩ nôi khoa từ năm 1965, Bác sĩ Chuyên khoa cấp 2 hệ đào tạo đặc cách năm 1984 ở Trường Đại Học Y Khoa HN, và Tiến sĩ y khoa chuyên ngành tim mạch học năm 1982 ờ Trường Đại học Tổng Hợp Rostock (CHDC Đức trước đây) .Qua hơn 40 năm liên tục công tác trong ngành y (1965-2008) bà đã trải qua nhiều cơ quan y tế như : giảng viên Trường Y sĩ Yên Bái, Bác sĩ Khoa tim mạch BV Bạch Mai HN,Trưởng khoa Tim mạch BV Hữu Nghị HN, Trưởng Khoa Tim Mạch BV Nhân Dân Gia Định rồi Trưởng Khoa Tim Mạch BV Nguyễn Tri Phương tại TpHCM .Trong thời gian đương chức Bà đã tham gia nhiều đề tài nghiên cứu y học cấp Bộ và BV, đã tham gia nhiều Hội nghị về Tim mạch học nhiều nước ở ĐNÁ, là ủy viên BCH Hội Tim mạch Tp HCM. Từ năm 1997 sau khi nghỉ hưu vì cuộc sống, vì lòng yêu nghề, vì sự mếm mộ của bệnh nhân bà tiếp tục mở các phòng mạch tư nhỏ tại Q5, Q3,Q1O tại Tp HCM ,sau làm việc tại các Phòng Khám cho BVĐK tư nhân Hồng Đức và cho đến nay là BVĐK An Sinh ; bà đã được thưởng các danh hiệu tinh thần, nhưng đáng quí nhất là Huy Hiệu Vì Sức Khỏe Nhân Dân do Bô Y tế tặng năm 1990 khi chuyển từ HN vào TpHCM. Hiện nay tuy đã 67 tuổi, Bà vẫn đi làm bằng xe máy từ PMH đến BV xa hàng chục km, qua nhiều trở ngại giao thông, đi làm từ 6g30 sáng đến 17g30 chiều để đáp ứng nhu cầu của người bệnh .
Bà Chi vốn xuất thân từ họ Đỗ có truyền thống về y học như bác ruột GS - Thiếu tướng Đỗ Xuân Hợp - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại Học quân Y và phu nhân là Cụ Nguyễn thị Thịnh - nguyên ủy viên chấp hành đầu tiên của Hội Hồng Thập Tự VN , cha là BS Đỗ Xuân Dục nguyên GĐ BV Bạch Mai và mẹ là Cụ Nguyễn thị Hiến dược tá .Những năm đầu tiên sau khi thủ đô giải phóng các BV đều thiếu thốn về phương tiện và cán bộ, bác sĩ Dục tuy bận công tác quản lý, nhưng vẫn tranh thủ tham gia nghiên cứu và điều trị để phục vụ ngành : đầu tiên Cụ nghiên cứu về Hộp sọ VN, rồi về Sản Nhi, rất quan tâm và đóng góp công sức thành lập Khoa Dinh Dưỡng ở BV BM, Cụ đã viết hai cuốn sách về Dinh Dưỡng Học đã xuất bản từ những năm 80.Tiếp theo Cụ Hợp, Cụ Dục còn có PGS Đỗ Xuân Chương giảng viên nhiều trường ĐH và Trung cấp y khoa, PGS Nguyễn Xuân Bích chồng Bà Đỗ Kim Ngân đều là cán bộ cốt cán của BVQĐ 103 Hà tây, Dược sĩ cao cấp Đỗ Xuân Phong cán bộ cốt cán của ngành duợc VN. BS Đỗ Tuấn Khanh nhiều năm công tác tại BV lớn Paris cho đến khi nghỉ hưu.
Nhân ngày thầy thuốc VN chân thành chúc tất cả các BS và các cán bộ công tác trong ngành y-dược VN dồi dào sức khỏe để phục vụ tốt công tác bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và kính chúc Bà nội Kim Chi quan tâm duy trì sức khỏe, có chế độ làm việc đỡ căng thẳng và hợp lý hơn, để gia đình, họ hàng và xã hội còn có chỗ dựa tư vấn về bảo vệ sức khỏe thêm lâu dài.Mong các con cháu hai dòng họ Phạm và Đỗ sẽ cố gắng học tập theo gương Bà Chi và các bậc tiền bối, để có nhiều cống hiến cho gia đình, xã hội và đất nước.
Cụ Nội Lê thị Cả chủ cửa hiệu thuốc Phú Đức

Cụ Bà nội Phạm thị Yến người tiếp quản Cửa hiệu Phú Đức

GS-BS Đỗ Xuân Hợp( đội mũ) chụp với anh em họ Đỗ năm 1954

Cụ Đỗ Xuân Dục và Cụ Nguyễn thị Hiến

Bà Đỗ thị Kim Chi tham dự HN Tim mạch học ở Indonesia


Bà Chi thăm anh họ BS Đỗ Tuấn Khanh tại Paris

TUẤN MINH&BẠCH HOA và các cháu
Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

Chúc mừng bác Chi nhân ngày thầy thuốc VN ạ! Chúc bác luôn mạnh khỏe, vui vẻ và hạnh phúc!

Cháu Trang-Thắng (Đài Loan)

Balas