ĐÔI ĐIỀU NHÂN NGÀY SINH NHẬT BÁC NHU

Chụp ở Đức năm 2007

Thế là bác Nhu đã bước vào tuổi bảy mươi, ai gặp bác cũng khen bác khoẻ, trẻ, như chưa đến sáu mươi .
Để có sức khoẻ như vậy, bác đã phải trải qua mấy chục năm chiến đấu với bệnh tật , với cơ hàn
Đầu những năm 60 của thế kỷ trước, sau khi đi tu nghiệp ở Thượng Hải, bác về nhà máy Sắt tráng men Hải Phòng làm việc ở tổ phun hoa phân xưởng tráng men, hàng ngày tiếp xúc với hoá chất, lò nung có nhiệt độ cao, đây là thòi kỳ đầu nhà máy bước vào sản xuất, điều kiện làm việc chưa được hoàn chỉnh, giây chuyền chưa ăn nhập, thành thử chất lượng và năng xuất chưa đạt so với yếu cầu
Thế là một cuộc chạy đua năng xuất và chất lượng, nhiều nguời đã phải làm thông ca, thêm ca, thêm kíp và bác Nhu là 1 trong số những nguời đó, 1 thời gian sau bác đã làm chủ được kỹ thuật phun hoa và là 1 trong nhũng nguời thợ đầu đàn về kỹ mỹ thuật với năng xuất cao, sản phẩm của Bác luôn được đánh giá chất lượng loại A
Nhung đời sống của CBCN thời đó quá nghèo nàn, với đồng lương ít ỏi còn dành dụm nuôi con, hơn thế nữa nhiều lúc còn phụ giúp chồng để chồng có mức sinh hoạt tối thiểu
Mấy năm liền kiên trì phấn đấu giữ vững danh hiệu đầu đàn, và cũng là lúc sức khoẻ đã có dấu hiệu giảm sút
Giặc Mỹ leo thang ra Miền Bắc, Hải Phòng là 1 trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ, nhà máy sơ tán, cháu Tuấn phải gửi về cho ông bà nội trông nom ở Thuỷ Nguyên, đang xoay sở với cuộc sống vừa bị đảo lộn, bác có quyết định đi học đại học, thế là gia đình bác nồi cơm chia ba, ngày ấy phương tiện đi lại cao nhất là xe đạp, cả nhà chỉ có 1 chiếc xe, nhiều khi còn phải nhờ người đèo hoặc đi bộ ( Bây giờ thì thấy lạ, nhưng thời đó đèo nhau hàng trăm km là bình thường )
Sau khi tốt nghiệp, bác về làm việc ở nhà máy Béton Chèm, thế là Tuấn được chuyển về ở với mẹ, cơ quan chưa có nhà tập thể, Tuấn lại về ở với ông bà ngoại ở Lãn Ông, đây là cháu ngoại vào loại có thâm niên “ Kỳ cựu “ ở với ông bà ngoại, từ Chèm về Lãn Ông phuơng tiện tối ưu là xe đạp, tầu điện, xe buýt, taxi là đồ xa xỉ, nhiều nguời dân thời đó đi chợ Đồng Xuân đi bộ là bình thường
Với đồng lương chẳng hơn truớc được là bao, nồi cơm bây giờ chỉ còn chia hai nhung cứ phải chạy đi chạy lại Hải Phòng – Hà Nội và ở cái đất Hà Thành này cũng có phần tốn hơn, trong khi đó Tuấn lại vào học cấp hai, rồi cấp 3, tất nhiên chi tiêu cũng có phần phải “ Nặng tay “ ( Nhưng so với mọi người cũng chẳng thấm vào đâu )
Từ nhân viên phòng kỹ thuật, chuyên viên chính của phòng, thường đại diện phòng cùng với Giám đốc đi quan hệ với các cơ quan bên ngoài, phụ trách tổ KCS ( Kiểm tra chất lượng sản phẩm ), Trưởng phòng KCS .
Sau khi Tuấn tốt nghiệp cấp 3, lo cho Tuấn đi Liên Xô, bác lao vào công việc để quyên đi quá khứ vất vả của mình, đây cũng là thời kỳ đổ bệnh, đầu tiên là bị ngất, chu kỳ ngất mau dần, sau đó quằn quại vì bệnh tật, nhũng cơn đau của bác làm mọi người ái ngại không biết giúp đõ bác bằng cách gì, thời kỳ đó thành phố thường mất điện, có lần gọi xe cấp cứu phải vào tận đồn Công An Hàng Đậu để gọi nhờ điện thoại (Điện thoạ nhà riêng là đồ xa xỉ ) … Rồi mất ngủ liên tục và còn có nhiều biểu hiện của nhũng căn bệnh nặng khác….
Đang là 1 trưởng phòng có năng lực lại tháo vát, có quan hệ đối ngoại tốt, có nhiều triển vọng, bác rũ áo “ Từ quan “ về hưu non
Thế là cuộc chiến đấu chống lại bệnh tật từ đây rất quyết liệt, bác truờng kỳ chăm chỉ luyện tập Thái cục quyền, từ chỗ là học viên, hướng dẫn viên lại còn lưu lại thành phố HCM lên lớp cho các bậc cao niên không thu phí để lại tình cảm tót đẹp đén ngày nay, luyện Yoga, luyện khí công hay đi bộ hàng chục Km/ngày, là những bài tập thường xuyên của bác, bên cạnh đó, chế độ ăn uống bác cũng rất chú ý, chuyền dùng thực phẩm sạch đến 100%, và phù hợp với sức khoẻ người già, bác còn nhũng bài tập rèn luyện sức khoẻ mà mọi người chẳng thể có được, đó là : Ngày ngày lên xuống hàng mấy chục lần ở ngôi nhà 5 tầng để lau chùi quyét dọn, tuới cây, mở đóng cửa, bộ chìa khoá các cửa của bác phải nặng đến hàng kg chứ chả chời ?
Ở bác Nhu có nhiều cái nhất so với anh chị em :
1/ Cái chuyện phấn đấu chống lại bệnh tật, khắc phục bao khó khăn để vươn lên, không cậy nhờ ai, bác là người đẫn đầu
2/ Ngày 21/2/08, ngày sinh nhật của bác đúng vào tết Nguyên tiêu, đây là sự trùng lặp thứ bao nhiêu trong 69 năm hưởng dương của bác ? Phải chăng đây là lần trùng lập đâu tiên ở thiên kỷ 21
3/ Những tia nắng đầu tiên trong năm Mậu Tý ( 2008 ) trải xuống quê hương Hà Nội của chúng ta cũng là ngày 21/ 8 - Mấy trăm năm mới có sự kiện này ? ( Sông Hồng mới có hai trăm năm nước cạn như hiện nay )
4/ Ngay trong ngày sinh nhật bác, trên blogg đã có 4, 5 bài nói về bác, nhưng có điều đặc biết là lần đầu tiên cô em dâu của bác, cô Hoàng thị Dung từ nước ngoài nhờ cháu Trang đăng tải trên blogg, gửi lời chúc mừng bà chị nhân ngày sinh nhật , bằng những vần thơ giản dị nhưng đầy cảm xúc, nhất bác rồi còn gì ? Nào đã hết đâu, cháu Trang tiện thể đăng tải hộ bác Dung cũng “ Đá với “ : Vợ chồng cháu chúc mừng bác. . . đây là cháu đầu tiên chúc bác trên blogg, hiếm có chưa ?
5/ Trong các con cái của cụ Q, bác là người xuất dương đầu tiên, những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước, bác đã có mặt ở Thương Hải ?, Nếu chỉ kể tới nhung người đi du lịch thì bác là người số một trong anh chị em : Riêng Châu Âu bác đã từng có mặt ở Nga, Thuỵ điển, Phần Lan, Áo, Ý, Tây ban nha, Pháp, Đức, Hà Lan, nhiều quốc gia trên bác đã đi lại nhiều lần , đấy là chưa kể tới vùng Đông Nam Á. Bác đi lại nhiều lần, còn du lịch trong nước thì không thể kể hết, chỉ riêng cái việc thưởng thức món gỏi cá Đục ở Mũi Né bác đã thưởng thức vài ba lần ( Lần ở đây không phải tính theo bữa - Lần đến Mũi Né )
6/ Tài nấu nướng của bác chẳng ai lạ, nhưng người được cụ Q ưng ý nhất, hợp khẩu vị của cụ là chỉ có bác Nhu, tới nay gia đình ta có công việc gì về khoản nội trợ là phải có bác quán xuyến mới xong
7/ Hiếm có,.ba nàng dâu cuả hai bác Hải Anh truớc khi ra công khai, bác là người được hỏi ý kiến đầu tiên
8/ Nhiều cháu thủa thơ ấu đã được bác chăm sóc : Minh, Phương ? Cường, Nga, Trang . . .

Và còn nhiều cái bác nhất trong anh chị em, sợ rằng nêu tiếp ra đây không lợi về nhiều mặt

Nhân dịp bác bước vào tuổi 70, gọi là có 1 vài ý “ Tổng kết “ về bác để thế hệ sau suy nghĩ

Previous
Next Post »