Ngày giỗ cụ bà Chúc
Hôm nay là ngày giõ cụ bà Phạm
Quang Chúc (cụ bà Bích). Nhớ lúc sinh thời có mấy Tết tôi dùng xe đạp, sau này là xe
máy đưa cụ Quang tới chúc Tết hai cụ Chúc, Bích ở làng Sét.
Thời còn trẻ hai cụ ông Quang, Chúc vốn là đồng nghiệp quen biết lại cùng lứa tuổi, cùng dân Hà thành cổ xưa khỏi nói các cụ gặp nhau quí hóa thân tình lắm. Nhưng vẫn có gì đó tôi cảm nhận khó nói thành lời về mối quan hệ thông gia trân trọng, quí mến nhau rất cổ xưa nhưng lại mới mẻ.
Thời còn trẻ hai cụ ông Quang, Chúc vốn là đồng nghiệp quen biết lại cùng lứa tuổi, cùng dân Hà thành cổ xưa khỏi nói các cụ gặp nhau quí hóa thân tình lắm. Nhưng vẫn có gì đó tôi cảm nhận khó nói thành lời về mối quan hệ thông gia trân trọng, quí mến nhau rất cổ xưa nhưng lại mới mẻ.
Sau khi cụ ông Phạm Quang Chúc
qua đời, mỗi năm tới ngày giỗ cụ Quang tổ chức ở nhà bà Phượng, con cháu đều nhớ qua thăm chúc Tết cụ bà Bích. Do
mối quan hệ của các cụ thân sinh Cụ bà Bích nhớ hết tên các con cụ Quang Yến, vì thế
câu chuyện chủ khách thân mật như con cháu trong nhà.
Sớm nay nhân ngày giỗ cụ bà
Bích tôi lần tìm nhưng rất tiếc chỉ thấy hai chiếc ảnh không được rõ nét, ghi lại
một lần chúng tôi chúc Tết cụ bà.vào năm 2010. Với tấm ảnh này vào ngày giỗ cụ bà Bích hôm nay, cũng là dịp để lớp con cháu nhớ tới bài học về mối
bang giao thông gia của các cụ thân sinh mà noi theo.
Phạm Lê
Tin bịa như thật
Tin Thật: Như tin đã đưa trên blog ngày 6 tết Kỷ Hợi, bà Minh cùng
các bà bạn cựu học sinh cấp II Nguyễn Du đã ngồi quán nhâm nhi ly cà phê ngày đầu
năm mới.
Tin bịa như thật: Theo đồn thổi khi biết tin này ông Tổng thống Argentina (ảnh dưới thứ hai từ trái qua phải) trong chuyến thăm Việt Nam cảm mến nét thanh lịch của năm bà lão trẻ Hà Nội, Việt Nam vừa mới hôm kia đã đến đúng nhà hàng này, ngồi đúng vị trí năm bà đã ngồi để mong tìm gặp các bà,
Theo nguồn tin nội bộ thân cận năm bà cho hay rất tiếc là không được gặp vi Tổng thống bình dân trong khung cảnh Hà Nôị, Việt Nam an ninh.
Phạm
Lê
Chúc mừng SN bà Nhu
Hôm nay sinh nhật Chị Nhu,
Chị ơi em biết chúc gì Chị đây
Nhà cao cửa rộng phúc dày
Con khôn, dâu đảm ngày ngày thành công...
Dim thì như bà nội mong
Mọi việc thay chị vừa lòng mẹ cha
Hào hoa phong nhã soái ca
Ôi được như thế....ngỡ là như mơ
Cuộc đời ai học chữ ngờ
Thanh xuân đâu chỉ bài thơ tuyệt vời
Kệ thôi kiên nhẫn chờ thời
Vì con vì cháu suốt đời hy sinh...
Khó khăn, gian khổ phát sinh
Nhường con, nhường cháu phần mình ít đi
Cám ơn chẳng để làm chi
Cháu con hạnh phúc còn gì vui hơn
Ở HIỀN vì thế ai ơi
Trước dù bĩ cực, thái lai tuổi già
Năm châu bốn biển đều qua
Tám mươi như Chị thật là hơn TIÊN
Vượt qua gian khổ triền miên
Ung dung tự tại tiến lên từng ngày
Chúc Chị thêm tuổi hôm nay
BÁCH NIÊN TRƯỜNG THỌ tràn đầy niềm vui....
Phạm
Nhân
Mừng bà Nhu 80 tuổi
Tám mươi tuổi vẫn dẻo dai
Bà Nhu sung sức chẳng kém ai
Sáng sáng Thái cực quyền, đi bộ
Chu du Asian đến Châu Âu
*****
Là nữ sinh trường Trưng Vương thủa nào.
Đi Trung Quốc- Nhà máy sắt tráng men.
Đại học xây dưng - beton Chèm
Nghỉ hưu chăm sóc Dim, Phương Anh
*****
Xuyên Việt Đà Nẵng rồi Nha Trang
Thư thái cảnh đẹp, chốn bồng lai.
Nhớ nước Nga-Mát, Len đêm trắng (*)
Còn mong xuyên tiếp tới Sài thành.
*****
Chúc bà Nhu luôn mạnh khỏe vui
Quán xuyến việc chi họ, gia đình.
Du lịch dài dài như mong ước
Tuấn Thúy chăm nom, thật đáng khen.
Kim
Anh
(*) Maxcơva, Leningrad
Quà tặng tuổi 80
Chi họ chúng ta tính từ thời
hai cụ Quang Yến ghi nhận nhiều vị vượt qua ngưỡng 80 tuổi sống vui, sống khỏe,
minh mẫn cùng con cháu và là chỗ dựa, niềm tự hào chung của toàn chi họ.
Số liệu tham khảo từ bà Kim Anh cho biết các cụ tổ chi họ cụ Quang đã vượt qua mốc 80 một cách mạnh khỏe, minh mẫn nhu cụ Quang 85t, cụ Yến 90t đến thế hệ các con có ông Nông 94t, bà Thoa 80t, ông Đoàn Hải 82t và lớp cao niên ngày nay bà Anh, ông Di đã vượ qua ngưỡng 80 từ một hai năm nay. Tuổi cao nhưng tinh thần vẫn sảng khóai, trí tuệ minh mẫn vẫn làm thơ, viết bài, sử dụng vi tính, bình luận bóng đá, thời cuộc, phim ảnh tình cảm xã hội phức tạp đâu ra đấy chẳng lẫn vào đâu.
Để khuyến khích lớp các cụ kế cận Chi, Ngọc, Nguyên, Phi, Lan đến lớp ít tuổi hơn Dung, Thắng, Tiến, Minh, Phượng, Vinh, Lương...noi gương người đi trước phấn
đấu vượt qua mốc 80 tuổi mạnh khỏe. Từ năm 2018 chi họ đã nhất trí có quà tặng do mối thành viên gia đình là hàng con cụ Quang Yến góp 1 triệu để làm quà mứng mỗi khi có vị vượt mốc 80t (quĩ này chỉ được hình thành khi có sự việc cụ thể).
Năm qua lần đầu tiên đã được hưởng ứng và thực hiện khi ông Di tròn 80 tuổi. Món quà không lớn nhưng thay cho lời động viên là sự ghi nhớ tình cảm của anh chị em, con cháu chi họ đối với các vị cao niên.
Năm qua lần đầu tiên đã được hưởng ứng và thực hiện khi ông Di tròn 80 tuổi. Món quà không lớn nhưng thay cho lời động viên là sự ghi nhớ tình cảm của anh chị em, con cháu chi họ đối với các vị cao niên.
Mong rằng nghĩa cử này sẽ được chi họ tiếp tục hưởng ứng và duy trì nhiều năm. Hy vọng những năm tới đây chúng ta có thêm nhiều vị cao niên vượt mốc 80 mạnh khỏe, minh mẫn vui cùng con cháu họ hàng là chỗ dựa tinh thần và niềm tự hào của toàn chi họ ta.
Phạm Lê
Phạm Lê
Không thể quên
Năm 1979 sau lệnh Tổng động viên của Chủ tịch nước ít lâu tôi nhận lệnh gọi tái ngũ trở lại
quân đội chống chiến tranh Trung Quốc xâm
lược ở biên giới phía Bắc.
Nói là tái ngũ vì trước đó tôi vừa từ miền Nam
ra Bắc và chuyển ngành vào tháng 7 năm 1977, sau 14 năm quân ngũ kể từ ngày nhập
ngũ lần đầu tháng 7 năm 1963. Hôm tiễn tôi lên đường tái ngũ từ Quận đội
Hoàn Kiến ở phố Bảo Khánh chỉ có bà xã và ông Tiến (lúc này cậu con trai mới được 4 tuổi ở nhà). Tôi còn nhớ chi tiết ông Tiến
tỏ vẻ ngạc nhiên khi cả hai gia đình không có thêm ai ra tiễn, theo ông tôi tái ngũ
trong thời chiến biết đâu đi thắng ra nơi chiến sự “một đi không về” thì sao.
Nhớ khi chuyển ngành lần thứ nhất
ra Bưu điện Hà Nội, do học Đại học KTQS ngành thông tin quân sự đã là Kĩ sư Trung úy, Đài
trưởng Viễn thông Bình Thủy, Cần Thơ nên chỉ sau vài tháng Giám đốc Sở bổ nhiệm tôi
là Trưởng đài Telex tự động ngay trên tầng hai tòa nhà có hai quả cầu góc đường
Đinh Lễ - Đinh Tiên Hoàng (quanh tổng đài này cò nhiều chuyện đáng kể)
Những khi giải lao đứng trên ban công ngắm nhìn Hồ Gươm về đêm thật vô cùng thanh thản, lại nhớ những ngày
trong quân ngũ luôn luôn bị ám ảnh thời gian không phải của mình. Vào những ngày
nghỉ ít ỏi từ đơn vị về nhà đi chơi, đến nhà ai, làm gì cũng canh cánh bên mình
nghĩ tới giờ giấc. Từ khi chuyển ngành mới có được cảm giác tự chủ thời gian muốn
ở đâu, làm gì bao lâu, không làm hôm nay thì để mai tính chẳng phải nghĩ ngợi gì.
Nhờ thế hai năm chuyển ngành đầu tiên tôi đã qua được một khóa Tiếng Nga hai năm,
mỗi tuần hai buổi tối tại Trung tâm Ngoại ngữ ĐHSPNN Hà Nội ở Phố Nhà Trung và
làm được ối việc cho gia đình riêng của mình.
Kể từ ngày chuyển
ngành thứ nhất tới ngày tái ngũ tính ra mới được gần hai năm, mới thực sự được sống cuộc sống
gia đình, trước đó sau khi lấy vợ có con tôi còn ở đơn vị trong Nam xa tít tắp.
Quả thực ngày tái ngũ tôi không hề nghĩ sâu xa như ông Tiến, mà chỉ thấy một cảm
giác buồn vì bao nhiêu năm quân ngũ toàn ở nông thôn xa xôi nay bắt đầu quen nếp sống gia đình lại phải xa nhà, tắm nước giếng, ở nhà
dân, thắp đèn dầu. Đang bay nhảy tự do giờ lại vào khuôn phép thời gian không
phải của mình, không được tự do nữa, ngày nghỉ đi lại phải chầu chực xin phép.
Hôm tái ngũ từ địa điểm tập
kết tôi được biên chế về Sư đoàn bộ binh 301 mới được thành lập bảo vệ Thủ đô đóng ở Tiên Sơn, Bắc
Ninh mang quân hàm Thượng úy. Ít lâu sau về Vân Nội, Đông Anh. Sau khi Trung Quốc
rút quân tôi được vể Trung đoàn Thông tin QK Thủ đô làm sĩ quan Tham mưu Trung đoàn đóng ở
làng Dương Nội, Đại Mỗ (lúc đó là một làng ven Hà Đông, chưa là phố xá cao ốc
như bây giờ).
Tới tháng 7 năm 1982 sau hơn ba năm tái ngũ tôi chuyển ngành lần hai, vẫn mang quân hàm Thượng úy trở về cuộc sống gia đình, Những năm tiếp theo chiến tranh chấm dứt, đất nước hòa bình phát triển tôi mới có được như ngày nay
Hôm nay ngày 17.2 đúng 40 năm trước Trung Quốc tấn công xâm lược nước ta từ biên giới phía Bắc, tôi nhớ lại sự kiện này chỉ riêng ở khía cạnh một kỉ niệm ngày tái ngũ của tôi. Một ngày với tôi không thể quên. Còn về chiến cuộc tôi không trực tiếp ra trận, chỉ ở hậu phương chẳng có chiến tích gì để nói.
Tới tháng 7 năm 1982 sau hơn ba năm tái ngũ tôi chuyển ngành lần hai, vẫn mang quân hàm Thượng úy trở về cuộc sống gia đình, Những năm tiếp theo chiến tranh chấm dứt, đất nước hòa bình phát triển tôi mới có được như ngày nay
Hôm nay ngày 17.2 đúng 40 năm trước Trung Quốc tấn công xâm lược nước ta từ biên giới phía Bắc, tôi nhớ lại sự kiện này chỉ riêng ở khía cạnh một kỉ niệm ngày tái ngũ của tôi. Một ngày với tôi không thể quên. Còn về chiến cuộc tôi không trực tiếp ra trận, chỉ ở hậu phương chẳng có chiến tích gì để nói.
Phạm Lê
Ngày 15/2/2013 thiên thạch nổ kinh hoàng ở Nga


Nguồn : Vietnamnet
Hướng dẫn cắm hoa đơn giản
Những mẫu hoa hồng Đà Lạt phối với hoa Baby luôn là thiết kế được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, tự tay làm ra cho mình một sản phẩm đẹp thì vẫn mang lại cảm giác mới lạ hơn, thú vị hơn rất nhiều. 🌟🌟
Hân hạnh gửi bạn một video clip ngắn hướng dẫn cắm hoa đơn giản, hy vọng có thể giúp các bạn có được cho mình một bình hoa như ý. ❤️❤️
Nguồn :38 Flower Market Tea House
Du Xuân đầu năm
Chuyến du Xuân đầu năm Ký
Hợi từ 28 đến 7 Tết của tôi đã kết thúc, chặng đường không quá dài như những lần đã từng đi (cả đi và về khoảng 3200km).
Hành trình qua Thanh Hoá, Quảng
Bình, Đà Nẵng, Bình Định, Quy Nhơn, Phú Yên và Nha Trang đều có những khu nghỉ
mát nổi tiếng dọc bờ dọc bờ biển ai cũng biết. Nhưng ấn tượng nhất lại là một bãi tắm
không có tên trong danh sách bản đồ du lịch của VN, vẻ đẹp hoang sơ nước biển
trong vắt không hề thua kém nhiều nơi tôi đã đến.
Tuy nhiên đến được bãi này
không hề đơn giản và có chút gian nan, bãi có tên là bãi biển Ôm thuộc khu vực
vịnh Xuân Đài tỉnh Phú Yên. Từ quốc lộ 1 đến bãi này dài 17km nhưng phải đi mất
gần hai giờ đồng hồ,chạy xe qua những con đường đất gồ ghề khó đi của các làng
chài.
Để vào được tận nơi phải leo
qua một đèo có độ dốc lớn và lắt léo không kém các đèo khó khăn khác, đã có lúc
định bỏ cuộc. Kế bên là khu dân cư nhỏ tiếp theo là rặng dừa đặc trưng của miền
Nam bãi Ôm đã hiện ra trước mắt,được ngâm mình, lặn ở đây thực sự rất tuyệt vời.
Vũ
Anh Tuấn
HậuTết, kể chuyện nuôi lợn
Năm lợn, nói chuyện tôi nuôi lợn thời bao cấp. Thờiđó không chỉ có nông
dân mới nuôi lợn, mà đủ mọi thành phần trí thức Tiến sĩ, Bác sĩ, Kĩ sư, nhà
khoa học (trừ ông bà Di Chi) cũng nuôi lợn đơn giản là kiếm thêm thu nhập để sống cho qua ngày.
Tôi cũng đã có thời kì nuôi lợn từ năm 1982 tới 1985, khi đồng lương viên chức quá ít ỏi lại chưa được ra nước ngoài. Tính ra nuôi được tới 9 con xuất chuồng bán cho thương lái, may mắn là không có sự cố toàn thắng lợi.
Đến giờ cũng không nhớ là thu hoạch được bao nhiêu tiền nhờ nuôi lợn. Nhưng những
kỉ niệm quanh câu chuyện nuôi lợn là có, không bao giờ quên.
Tôi may mắn có thời gian dài ở
quân đội nên việc nuôi lợn không bỡ ngỡ, có thể nói là quen. Tôi đã có lần về tận
Lạng Giang quê bác tài xế quen biết bắt con lợn trong chuồng nhà ông ấy. Không hiểu
có phải vì giống lợn rừng hay không, mà nuôi mấy tháng trời mất bao công sức cũng
chưa được 40 kg. Tôi cũng đã có lần về Sấu Giá nhà ông Dư bắt lợn nhà về nuôi,
giống tốt lợn lớn nhanh bán được tiền.
Nuôi lợn nỗi lo thường trực là thức ăn hàng ngày. Rau muống là chủ yếu phải chịu khó xếp hàng ở nhiều cửa hàng MD bán rau, mỗi lần mua độ vài kg (họ không cho mua nhiều, vì nhiều ngươi nuôi lợn quá cung không đủ cầu). Thường lệ tôi đến nhà máy nước chấm Hoàng Mai mua bột thức ăn công nghiệp cho vào bao tải đèo xe đạp về. Nhờ nguồn này mà có đủ thực phẩm cho lợn ăn hằng ngày.
Nuôi lợn nỗi lo thường trực là thức ăn hàng ngày. Rau muống là chủ yếu phải chịu khó xếp hàng ở nhiều cửa hàng MD bán rau, mỗi lần mua độ vài kg (họ không cho mua nhiều, vì nhiều ngươi nuôi lợn quá cung không đủ cầu). Thường lệ tôi đến nhà máy nước chấm Hoàng Mai mua bột thức ăn công nghiệp cho vào bao tải đèo xe đạp về. Nhờ nguồn này mà có đủ thực phẩm cho lợn ăn hằng ngày.
Nuôi lợn nỗi lo nhất là khi
trái gió trở trời sơ sảy một tý lợn lăn đùng ra ốm, có mà mất ăn mất ngủ. Tôi
nhớ có năm đúng ngày 2-9, mất hết cả ngày chui vào chuồng lợn xoay vần đánh gió
cho lợn rã rời cả chân tay mất toi ngày lễ.
Quanh chuyện nuôi lợn cũng có khi cười ra nước mắt. Mỗi lần bán lợn thường vào 4h sáng trời còn tối đen như mực, lái lợn cầm theo chiếc cân tạ với đòn gánh. Tôi gánh một đầu đòn
gánh tay cầm chiếc đèn dầu hỏa soi mặt cân, đầu kia là lái lợn vừa gánh vừa xê dịch quả cân. Chưa có thâm niên nuôi lợn họ nói bao nhiêu mình biết bây nhiều, chứ chẳng biết có gian lận hay không.
Tôi xin kể câu chuyện lần đầu công khai, một lần bán lợn tôi nhờ được
ông em rể bà xã cao to giúp một đầu cân. Hôm đó con lợn được hơn 70 kg, có thể
nói là lứa lớn nhất bán được nhiều tiền mừng lắm. Đang hí hửng với chiến tích nuôi lợn, nào
ngờ tối đến ông ấy xuống chơi nói chuyện buổi sáng cân lợn tỉnh bơ "trông thấy thằng cha lái lợn lẫy mũi chân để dưới con lợn nâng bổng lên". Rồi ông ấy hỏi
“Thế anh định đi lên bằng con đường nuôi lợn à?”. Tôi tái mặt chỉ nói được mỗi một câu “sao ông
không nói ngay cho tôi, như thế mất đứt cả chục cân chứ chẳng chơi”.
Sau này cứ mỗi lần nói tới
chuyện nuôi lợn thời bao cấp bao nhiêu chuyện vất vả cũng chỉ nói qua loa, nhưng
không thể quên được chuyện ông em rể vợ kể trên. Mỗi lần như hôm nay bà xã lại gạt
đi “thôi anh nhắc lại làm gì, cho qua đi”.
Năm lợn nói chuyện nuôi lợn nghiệp dư, góp thêm một câu chuyện vào ngày hậu Tết cho có chuyện trên blog chi họ.
Năm lợn nói chuyện nuôi lợn nghiệp dư, góp thêm một câu chuyện vào ngày hậu Tết cho có chuyện trên blog chi họ.
Phạm Lê
Ảnh minh họa trên mạng
Ảnh minh họa trên mạng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)