Ông bạn tôi đang ở nước Đức đã viết
trên facebook vài dòng nhân ngày Quốc Khánh nước Đức (3.10) xin trích ra dưới
đây.

Thông thường dịp này các địa phương tổ chức Hội chợ có bán sản phẩm của địa phương mình, ca nhạc nhẹ, bia, thịt
nướng..., Thường vào buổi tối hôm trước tức tối ngày 2.10 các cháu thiếu nhi cùng
ông bà bố mẹ...đi rước đèn dạo quanh phố khu mình ở. Vậy thôi.”
Một bạn Việt đã comment “tinh thần nước Đức ngấm
vào tận xương tủy của từng người dân Đức”. Bạn khác viết “Không cần khẩu hiệu,
không cản rầm rộ nhưng nó lại thật sự sâu lắng và được ghi nhận vào tâm khảm của
mỗi người dân nước Đức”.
Tôi và bà xã một lần đến Tp.Chemnitz
(K.Mark xưa) vào hàng lớn nhất nước Đức, vô tình được chứng kiến ngày
hội lính phòng cháy chữa cháy. Một đoàn khoảng hai chục chiếc xe cứu hỏa trên có những anh lính cứu hỏa trang bị mô phỏng
từ xa xưa đến hiện tại, dạo một lượt giữa tiếng reo hò bàn tán của người xem.
Đoàn xe qua đi một lượt cũng là kết thúc ngày kỉ niệm, đường phố lại trở về nhịp
điệu ngày thường. Trên nét mặt người dân già cũng như trẻ vẫn còn biểu lộ niềm vui, bàn tán về
những chiếc xe những người lính cứu hỏa.
Tôi nghĩ ngày lễ, tết không chỉ căn cứ vào có hay không khẩu hiệu mà đánh giá. Mỗi nước, mỗi dân tộc
có những cách riêng thể hiện. Điều cơ bản là không phô trương lãng phí của cải
và thời gian mà vẫn giữ được nét truyền thống trong lòng người.
Ở nước ta mấy năm nay các ngày lễ, tết
đã có nhiều cố gắng giảm tải độ hoành tráng tổ chức kỉ niệm. Nhưng có lẽ chẳng
được là bao, thỉnh thoảng vẫn thấy các lễ hội tỉnh nọ tỉnh kia đua nhau trên TV
nào trang trí đèn hoa, ca nhạc, khách VIP phát biểu...kịch bản có điều thường là rất giống
nhau. Xem ra mỗi dịp như vậy tốn kém hàng chục tỷ đồng như chơi.
Thực ra Nhà Nước đã có những qui định
tiết kiệm nhưng thực thi chưa nghiêm. Chỉ lấy một ví dụ đã có qui định tôi
không nhớ rõ của cấp nào, có đưa lên báo đài hẳn hoi. Nội dung là các cuộc họp
mặt chỉ giới thiệu người có chức vụ cao nhất. Nhưng chẳng mấy nơi làm được như
thế người ta giới thiệu đương chức, rồi nguyên chức đến lãnh đạo TW, Bộ, Ngành,
Tỉnh cuối cùng là nhà tài trợ mất rất nhiều thời gian.
Ví dụ đơn giản tôi đã thấy trên TV chỉ là một trận bóng
đá, hay bóng chuyền mà vận động viên phải đứng khoảng ít nhất một, hai chục phút
nghe giới thiệu đại biểu, nghe bài phát biểu ý nghĩa mục đích, cảm ơn...Rồi các
xếp to, nhỏ lần lượt xuống sân bắt tay tặng hoa, chụp ảnh...Sốt ruột tới mức có vận động
viên phải lùi lại một, hai bước làm vài động tác khởi động cho đỡ mỏi, mất hết
tác dụng thời gian khởi động trước đó của họ. Còn khán giả như tôi ngồi trước
TV mà nóng ruột quá, cứ nhấp nhổm mong cho nhanh vào cuộc thi đấu.
Sắp đến ngày lễ Giải phóng Thủ đô
(10-10), một ngày lễ rất có ý nghĩa đối với người Hà Nội. Đặc biệt là đối với lớp
con cháu Hà Nội như tôi, những người đã tận mắt chứng kiến ngày lịch sử khi
bộ đội ta tiến vào tiếp quản Thủ đô từ tay thực dân Pháp. Kỉ niệm đó còn giữ
mãi cho tới tận ngày nay.
Ngày 10.10 sắp tới, tôi mong
được thấy một ngày lễ kỉ niệm vui vẻ, ý nghĩa nhiều hoạt động bổ ích nhưng
không phô trương lãng phí, hình thức. Điều đó có thể là khó thực hiện khi chưa thành
thói quen, nhưng không phải là không làm được.
Vĩnh Thắng
(Hình trên mạng)
0 Komentar