Hôm nay là ngày sinh ông Vĩnh Hải
(16.10.1941), nếu còn đến nay ông đã 76 tuổi dương lịch.
Thời gian tôi biết nhiều về ông là những năm sau giải phóng Thủ đô 1954 cho tới đầu năm 1960 khi ông thoát ly làm công nhân ở đội cấp nước Thanh Hóa. Trong mắt tôi ông anh là người có nhiều tài lẻ phát lộ
lặng lẽ nhưng cũng đủ để người ta nhận ra. Từ hồi thiếu niên ông đã giữ vai cầm
chịch trong đội trống ếch nổi đình đám của thiếu nhi phố Lãn Ông những ngày đầu
giải phóng Thủ đô 1954. Ông là người thổi kèn Acmonica tự chế cho tốp múa nam nữ
thiếu nhi đường phố, trong đó tôi là người đứng trên đỉnh tháp cầm lá cờ nhỏ kết
thúc đêm điễn ở đình Lãn Ông trong tiếng vỗ tay của người xem. Chiếc kèn Acmonica của ông thật đơn giản chỉ có một tờ pơluya và một chiếc lược con, thế
mà ông thổi được các bài hát có nhịp, điệu (tone) rất hay chẳng khác một chiếc
kèn thật ông rất thích nhưng thị trường lúc đó rất hiếm mà ông cũng không có tiền để mua.
Còn bóng đá ư, ông sớm ưa thích và
chơi rất hay trong màu áo đội bóng đá đường phố Lãn Ông mang tên Đoàn Kết. Tôi
đã theo chân ông xem các trận đấu với các đội bóng khu phố bạn, địch thủ duyên
nợ là đội Ba Sao (Hàng Chiếu) ở các sân chợ Bắc Qua, Long Biên. Nhiều năm sau khi đã
thoát ly làm công nhân ở Hải Phòng, nghe nói ông đã có thời gian tập cùng đội Công nhân Cảng
Hải Phòng đội bóng hạng A chuyên nghiệp miền Bắc lúc đó.
Trong một lần về Hà Nội
nghỉ ông đã được mời đá cho đội HTX Liên Minh trong giải phong trào Liên Hiệp HTXTTC
Khu Hoàn Kiếm với đội bóng khu làng Nhật Tân. May mắn duy nhất khi đó tôi đang học cấp II cũng
có mặt trong đội hình bên cạnh ông ở hàng tiền đạo trên sân bóng đá Long Biên. Tôi vẫn còn nhớ như in hôm ấy ông anh chơi rất hay, bất ngờ ghi bàn bằng một quả "đờ mi vô lê" tuyệt đẹp cách khung thành đối phương khoảng 20m đem về
phần thắng cho đội nhà.

Quả thật khi còn ở nhà tôi chưa bao
giờ nghe ông hát, nên cũng chưa bao giờ nghĩ
ông hát hay. Chỉ đến khi trong một buổi tối nghe ông Di (hay ông Ngọc tôi không nhớ chính xác?) cùng
ông hợp ca bài “Rồi một con chim bay” có bè, có cả tiếng đàn ghi ta bập bùng.
Say sưa đến mức cụ bà phải ra nhắc "khuya rồi, để hàng xóm ngủ", chúng tôi mới
chịu thôi. Ấy là khi ông đã mãn hạn nghĩa vụ từ Tiểu đoàn Hóa Học đóng ở Sơn
Tây xuất ngũ về nhà. Từ đó tôi mới biết ông có giọng Tenol cao vút, cộng minh
kĩ thuật hát thịnh hành thời đó. Mấy năm sau nhờ giọng hát ấy ông đã đoạt giải trong cuộc thi giọng hát nghiệp dư công nhân Hải Phòng.

Sự nghiệp âm nhạc của ông phát lộ chậm,
có lẽ bắt đầu từ những năm tháng ông tham gia một đoàn Văn công Quân đội. Bà Hoàng Thị Dung kể lại từ ngày về Định Hóa ông say sưa sáng tác, đáng kể là các bài "Âm vang Tiếng hát truyền
hình Bắc Cạn”, bài hát nhiều năm được dùng làm nhạc hiệu cuộc thi “Tiếng hát
Truyền hình” của tỉnh và bài “Âm vang hầm lò”, tiết mục đoạt giải Vàng Hội
diễn Tỉnh Thái Nguyên 1/2002.
Để lại ấn tượng sâu sắc cho bà là bài hát “Bảo Cường một thoáng quê
hương” ông viết về quê vợ Thâm Tuý, Bảo Cường, Định Hoá vào năm du lịch 2006 của tỉnh với chủ đề “Về với Thủ đô gió ngàn”. Với
bài hát này ông như gửi gắm tâm tình của mình nơi quê vợ, căn cứ địa cách mạng
những năm chống Pháp. Cũng là nơi ông quyết định lưu lại những năm cuối đời sau
những ngày tháng bôn ba, vui buồn, mệt mỏi đầy trắc trở. Bài hát này chính quyền địa phương xin phép bà được sử dụng như một bài ca chính thức của quê nhà.
Ít lâu sau trong một chuyến đi thực tế tại Quảng
Ninh do Hội văn nghê tỉnh Thái Nguyên tổ chức, ông đã sáng tác bài “Thái Nguyên Thủ
đô gió ngàn”. Đó là sáng tác của ông vào cuối đời, ba tháng sau ông đột ngột ra đi bởi một căn bệnh hiểm
nghèo không phương cứu chữa.
Những bài hát của
ông đều được sáng tác từ ngày về sống tại
quê vợ, một miền quê yên bình, con người mộc mạc thuần chất đã tạo cho ông xúc
cảm viết nên những dòng nhạc đượm tình ấy.
Tôi chia sẻ và cùng bà Hoàng Thi Kim Dung nhớ về ngày sinh nhật Ông Phạm Vĩnh Hải một công nhân, một người lính, một Nhạc sĩ, nôm na một ông Anh lắm tài lẻ nhưng không may đã ra đi quá
sớm để lại sự tiếc thương cho một đời người ngắn ngủi có những năm tháng từng
trải đầy biến cố thăng trầm.
Xin thắp một nén hương cầu chúc ông Anh ngon giấc ngàn thu nơi Thủ đô gió ngàn Việt Bắc.
Xin thắp một nén hương cầu chúc ông Anh ngon giấc ngàn thu nơi Thủ đô gió ngàn Việt Bắc.
Vĩnh Thắng
(Ảnh 2,3 trên mạng)
4 Komentar
BalasVâng cháu rất thương tiếc cậu Hải - lúc nào cũng tình cảm, chân chất.Có cậu các cuộc vui bao giờ cũng được nghe hát và thổi kèn.
Rất vui khi Phương ở xa vẫn theo dõi tin tức quê nhà qua blog chi họ và f...
BalasCậu Hải đa tài quá , rất tiếc cậu ra đi quá sớm .Bài cậu Thắng viết hay về những câu chuyện thời trẻ của các cậu .Nhà mình cậu nào cũng hát hay và biết đánh đàn ghi ta nhưng cậu Hải là chuyên nghiệp nhất.
BalasTừ Thái Nguyên bà Dung vừa nhắn cho tôi: Cảm ơn chú đã cho tôi biết về tuổi thơ của anh Vĩnh Hải".
Balas