Điều phân vân còn lại.

Thế là bộ phin “Người phán xử” đã đi đến hồi kết tối nay 31.8 khi VTV chiếu tập cuối. Cùng với bộ phim “Sống bên mẹ chồng” hai bộ phim truyền hình đã thu hút người hâm mộ đông đảo, tạo thành hiện tượng hiếm có trên màn ảnh nhỏ nước nhà mấy tháng qua.
Phải công nhận phim “Người phán xử” kịch bản mua của nước ngoài nhưng đã được Việt hóa thành công, dàn diễn viên tay nghề cao không phải hoa hậu, người mẫu thường thấy trong các phim khác. Tình tiết lôi cuốn bí ẩn đến nỗi trước mỗi tập chiếu đều phải diễn giải, nếu không người xem sẽ không biết đâu mà lần. Tôi nghĩ đối với một bộ phim về xã hội đen mang tính hình sự tội phạm, được như vậy là một thành công đáng khen.
Nhưng có điểm tôi chưa thông, có phần phân vân. Ở chỗ người ta vô tình hoặc chủ ý ca ngợi nhân vật Phan Quân như một người đóng vai bao công chuộng lẽ phải, quyết đoán, nhân nghĩa, phải trái đối với đồng sự và ngay cả với bà vợ của mình...Ca ngợi đến nỗi Phan Quân trở thành hiện thân một ông Thẩm phán mẫu mực, nhiều lời nói của nhân vật này được ví như lời của một danh ngôn chuẩn mực ngoài đời. Dường như mọi việc tội lỗi, khúc mắc nếu được Phan Quân ra tay xử, chắc sẽ rất công tâm theo kiểu Tâm phục khẩu phục”.
Hãy xem Phan Th và Phan Quân là như thế nào?
Nhân vật trung tâm của phim là Phan Quân - một ông trùm thế giới ngầm dưới bóng doanh nhân thành đạt, chủ tập đoàn Phan Thị. Là "con cáo già" với cái đầu lạnh, dã tâm lớn nhưng luôn được kính nể bởi cách đối nhân xử thế trọng nghĩa khí, đặt gia đình lên trên hết. Phan Quân được gọi là người phán xử, có quyền lực bậc nhất trong giới xã hội đen. Nhưng lại sẵn sàng ra tay tàn độc trừ khử một khi dám chống lai tập đoàn của ông ta.
Vậy thì nhân vật như thế liệu có đáng để "nâng cấp" hình tượng như trong phim. Liệu có ai đó đang nghĩ tới hiệu ứng ngược này hay không?
Điều nữa vẫn biết là phim thuộc thể loại hình sự tội phạm phải có những tình tiết máu lửa, giật gân Nhưng thật tình tôi cũng không thích phim này lắm vì lời thoại, hình ảnh nặng nề thô tục, nhiều cảnh đâm chén. Lối diến xuất của nhiều nhân vật trong đó điển hình là Phan Hải cường điệu quá mức, làm người xem nhức mắt khó chịu (Có thể ở lứa tuổi ngoài 70 của tôi, không thích hợp để xem những loại phim như thế nhất là lại được chiếu vào khung giờ trước kh đi ngủ)..
Ngoại trừ điều phân vân ấy phải thừa nhận "Người phán xử" đã được dư luận đông đảo người xem, đặc biệt là giới trẻ ưa thíc để lại nhiều điều suy ngẫm cả về nội dung, diễn xuất lẫn diễn biến câu chuyện cho những bộ phim cùng thể loại tới đây..
Vì thế tôi mong muốn có nhiều bộ phim hay hấp dẫn tiếp tục được trình chếu trên TV trerong thời gian tới, đáp ứng mong mỏi của khán giả màn hình nhỏ.
Vĩnh Toàn.
(Ảnh trên mạng)
Previous
Next Post »