Câu chuyện ngày thứ hai đầu tuần

Hôm vừa rồi trên mạng có bài viết đại ý ở Việt Nam nhiều người khi đi ăn cùng bạn bè cứ đến khi trả tiền là "bống dưng" quên ví tiền hoặc vào toillet. 
Có người sẽ nghĩ chuyện lặt vặt thế để ý làm gì, bao nhiêu việc khác quan trọng như biển đảo, tài nguyên, bão lụt chẳng quan tâm lại đi để ý tới chuyện vặt này. Tôi không nghĩ như thế mỗi việc có một sự quan tâm riêng, ở đây là câu chuyện về lối sống, thói quen sinh hoạt mà chúng ta thường gặp nhiều khi là rắc rối khó chịu.
Anh bạn tôi sống nhiều năm ở Đức kể lại họ có những nguyên tắc sống rất đặc biệt rành rọt, rõ ràng trở thành “luật bất thành văn”. Ví dụ đí chơi, đi ăn, tiệc tùng họp mặt ai mời người đó trả tiền, không mời thì phận ai người đó trả. Tôi đã chứng kiến những tốp người Đức đi chơi, người nào cần ăn cứ mở túi đã chuẩn bị sẵn hoặc bỏ tiền mua cái kem, cái bánh rồi tự nhiên ăn trước mặt mọi người chẳng phải mời ai nếu họ không muốn. Ở nước mình, thì không như thế lúc nào cũng phải để ý xung quanh, nếu không sẽ bị qui là cá nhân, bần tiện, mất lịch sự.
Năm 1985, tôi sống ở kí túc xá sinh viên học tiếng 6 tháng tại TP Schverin nước Đức, nhiều lần thấy bà già ngồi thường trực ngày chủ nhật, ngày lễ tôi thắc mắc hỏi sao bà không đến nhà các con chơi. Bà ấy kể đến nhà chúng phải báo trước, không phải cứ muốn đến là đến nhất là nếu ở lại ăn cơm vì chúng không chuẩn bị thực phẩm trước sẽ lúng túng, khó chịu. Ngày đó tôi cứ nghĩ lạ lắm chỉ có người Việt mới thương yêu bố mẹ, chẳng tiếc gì đến cả bữa ăn như thế.  
Người Việt ta hay có câu cửa miệng đã thành quen “ông này rộng rãi, bà kia keo kiệt; cha này hào phóng, cha kia bủn xỉn hoặc thằng này cá nhân, thằng kía quần chúng...”. Cái khái niệm ấy âm ỉ lâu dần thành định kiến, nảy sinh rắc rối mâu thuẫn nghi kị chẳng qua cũng từ trong cách đối xử  hàng ngày “riêng, chung” không rõ ràng. Thử hỏi việc đó không đáng quan tâm hay sao.
Mấy năm nay tôi hay có các chuyến đi Taxi cùng bà Nhu. May sao bà chị đã ở nước ngoài nhiều năm, bước lên xe là tuyên bố ngay thể thức trả tiền “chiêu đãi" hay "CPC”. Nhờ thế mà chúng tôi đi theo cũng thấy dễ chịu, chẳng dám ho hoe nếu định dựa dẫm bà chị ở nước ngoài về có tiền.
Chi họ ta mấy năm nay cũng đã thành thói quen họp mặt, Tết, lễ qui định rõ ràng đóng góp theo thể thức CPC, gia chủ cũng nhẹ đi phần nào mà khách cũng vui vẻ cảm thấy mình không phải là người đi hưởng “của chùa”.
Chuyện này nói ra còn nhiều ví dụ lắm, kể ra không xuể. Tựu chung tôi thấy gia phong Việt có nhiều điều hay, nhưng cũng có nhiều điều cần tham khảo học tập người khác bổ xung thêm. Rất may chi họ ta có nhiều vị đã sống ở nước ngoài, tiếp thu được những nếp sống mới trong nhìn nhận sự việc, cho cuộc sống thêm vui vẻ bớt đi căng thẳng không cần thiết.
Vĩnh Thắng
(Ảnh cuối trên mạng)
Previous
Next Post »