Sáng nay rỗi rãi lại nói câu chuyên “may và không may”. Tôi có ông bạn
cùng trang lứa, cùng học cấp III Chu văn An và cùng vào Trung đoàn pháo cao xạ đóng
trên Thái Nguyên một ngày (7.1963).
Nhưng
ông có may mắn hơn là được về cơ quan Trung đoàn bộ, còn tôi xuống đơn
vị làm lính cao xạ. Ông được phân về bộ phận quân bưu ở trong doanh trại mát mẻ, sau này lại được đi học lái xe mô
tô mấy tháng trời ở trường đào tạo chính qui quân đội (là mơ ước của tôi ngày đó). Còn tôi ngày đêm phơi mình ngoài trời
nắng gió,
mưa rét. Những lúc tập tành mệt quá tôi lại mong một lần được như ông, mặc bộ quân phục lái chiếc “xítđờca” cắm lá cờ
đỏ đuôi nheo lượn lờ trên các nẻo đường cho
các cô gái “Gang Thép” tha hồ “lác mắt”.
Nhờ
may mắn có những năm
lái xe quân bưu ấy, sau năm 1975 ông có thêm nghề phụ “sửa chữa xe máy” ở
Hà Nội. Do ngày đó
phần lớn là xe Seconhand nên nghề
này tuy lam lũ dầu mỡ, vất vả nhưng lại kiếm bội tiền. Nhớ một lần tôi tìm đến ông nhờ đại tu chiếc
xe máy Honđa 67 của mình. Ông nhận lời đến nhà 53 Lãn Ông tháo lắp ngon ơ, chỉnh
sửa chỉ lấy tiền mua phụ tùng thay thế. Cụ Quang chứng kiến từ đầu đến cuối, cứ tấm tắc “tay này cừ thật” (nguyên văn).
Hôm qua tôi vừa đi Bệnh viện khám định kì, vô tình trong khi chờ đợi bệnh nhân râm tan bàn luận về căn bệnh ung thư. Chẳng ai bộc bạch rõ cụ thể thân phận mình, chỉ nói ít nhiều về nguyên nhân và những cấm cự bất thành văn như không đi tang lễ, bốc mộ...Còn về nguyên nhân đương nhiên là những điều thường nghe nói hàng ngày “môi trường, ăn uống, sức đề kháng, di truyền…”. Có vị tỏ vẻ tức khí dẫn ra nguyên nhân mà người đời ác ý nói cho sướng miệng, đó là “quả báo hay nhân quả”.
Tôi
ngồi lặng nghe rồi bổ xung thêm, gần đây một Viện nghiên cứu của Mỹ kết luận “80%
nguyên nhân là “chẳng may”. Vấn đề đặt ra là tìm cách phòng tránh, hạn chế đi tới khắc phục
sự phát triển của
chúng.Kết luận của họ đưa
ra sau khi đã nghiên cứu mấy ngàn trường hợp trong nhiều năm là “trong mỗi con người
đều có sẵn tế bào lạ, chẳng may gặp dịp bung ra mà thôi”.
Nghe
tôi nói vậy mấy vị ngồi quanh có
vẻ ưu tư, dù biết đó chỉ là một công trình nghiên cứu chưa phải là tất cả. Nhưng dường như nhờ thế họ được an ủi phần nào, cũng chỉ là “chẳng may” thôi. Một
nguyên nhân có vẻ dễ nghe hơn các nguyên nhân khác.
Thế
mới biết “may và chẳng may” là câu chuyện vẫn còn dài dài, ở mọi nơi mọi lúc, mọi lĩnh vực và với mọi
người chẳng phải riêng ai.
Vĩnh
Thắng
(Ảnh
trên mạng)
0 Komentar