Hai giờ với PGS Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy



Sau khi thăm bảo tàng nhiếp ảnh Lai xá, 8h45 chúng tôi đến thăm bảo tàng Nguyễn Văn Huyên cũng ở Lai Xá, người bà con ở trước cửa hướng dẫn chúng tôi liên lạc với PGS Huy và mời chúng tôi vào nhà nghỉ chân, uống nước
9h20  sáng PGS Huy mời chúng tôi vào thăm Bảo tàng, việc đầu tiên là làm quen, tôi nói ngay : Rất vinh dự được PGS tiếp chuyện hướng dẫn thăm Bảo tàng, nhưng chúng tôi cũng lưu ý anh chị không nên đi xe máy nữa, từ Hà Nội vào đây cũng mây chục km, an toàn giao thông chưa tốt với tuổi già sảy ra chuyện gì chẳng nhũng thiệt thòi cho gia đình mà còn thiệt thòi cho đất nước, anh bây giờ là tài sản của Quốc Gia, anh chị nên đi xe buýt đỗ tại trạm săng cách đây 100m. Vợ chồng ông cám ơn, có ấn tượng với lời đề nghị chính đáng !


Hàn huyên, uống nước mất hơn chục phút, chúng tôi bắt đầu thăm bảo tàng
Gian duới nhà phần bên phải giới thiệu phả đồ của dòng họ Nguyễn Văn ở Lai Xá, chúng tôi được biết thêm bà vợ sau của cụ Phan kế Toại là người của dòng họ, GS Nguyễn Lân Dũng là em rẻ của PGS Huy và nhà trí thức bác sỹ  trẻ  Nguyễn Lân Hiếu ……
Bên trái giới thiệu phả hệ của dòng họ của cụ Vi Văn, Định, ta lại gặp lại nhưng người nổi tiếng  như Hồ Đắc Di bố con GS Tôn thất Tùng Tôn Thất Bách và bà phụ mổ Vi Thị Hồ, phu  nhân của GS Huyên bà Vi Kim Ngọc cô nữ sinh trường Đồng Khánh thủa nào
Tôi cũng đề nghị anh Huy nói rõ thêm về nguồn gốc họ Vi : Anh cho biết họ Vi  ở  Nghệ Tĩnh, gốc từ họ Hàn nếu đem chữ Hàn cắt dọc, bên phải là chữ Vy, 韩 Hàn 韦 vy ( Website   http://hydic.thivien.net/hv/vi  Họ Vi lấy chữ 韦 vy     này là họ của mình
Tôi có đề cập đến giai thoại ở phà Tân Đệ, anh Huy cho biết : " ...Bác bảo làm sao có chuyện đó sảy ra, đi đâu quan Tổng đốc có bảo vệ sao lại có người hành sự được. . . ", tôi cũng tin chuyện đó là thêu dệt để đề cao người nào đó
Chủ đề của tầng  2 : Nói về cuộc sống gia đình của vợ chồng GS, phần nói về Bà Vi Kin Ngọc có đề cập tới cụ Vi Văn Định, ở 1 góc thấy có tấm ảnh nhỏ mang hình 1 ông quan và 1 tù nhân trẻ, a Huy giới thiệu đấy là cụ Vi và người tù tên Ba Ngọ thời cụ làm tổng đốc ở Thái Bình, hàng ngày cụ Vi đều gọi ông Ba Ngọ lên đọc báo, sau đó thả ông Ba Ngọ, một lần tại khu Đấu Xảo ( Nhà văn hóa Hữu Nghị hiện nay ), cụ bắt gặp ô Ngọ, cụ lại gần và dúi ít tiền cho ô Ngọ và nói : Anh đi mau ra khỏi nơi này, mật thám đang theo rõi anh, sau CMT8 ông Ngọ là bí thư  kiêm chủ tỉnh Thái Bình ( Tôi có nói với a Huy, tôi biết Ô Ngọ, năm 1949 (? ) trong 1 lần oanh tại tại Thái Bình của không quân Pháp, ô Ngọ đã hy sinh, cùng hy sinh tại trận đánh đó còn có Trung đoàn trưởng trung đoàn Thủ Đô : Ô Lê Quân- chồng bà Đào Thao-  bà Tảo là em, nhà ở 65 Lãn Ông hiệu Tô Sơn ( Xác minh thông tin này hiện chỉ còn bà Bắc và bác Anh nhà ta ) Năm đó gia đình cụ Quang ở Cau vẹo tên chữ là Thọ Cao thuộc phủ Tiên Hưng, nay là thôn Thọ Cao xã Minh Châu huyện Đông Hưng Thái Bình)
Ở 1 góc khác lại thấy một mẩu tin



Chỉ vào đấy anh giới thiệu về mẹ mình được cô giáo nhận xét rất tốt, tôi có nói với anh Huy, bà Nguyễn Thị Thịnh là cô giáo dạy tại trường Đồng Khánh ( Là phu nhân của cố GS, Thiếu tướng Đại biểu quốc Hội, một thời là chủ nhiệm khoa Giải phẫu trừơng đại học Y Hà Nội, Viện trưởng viện 103  Đỗ Xuân Hợp ) bà là 1 thành viên từ khi thành lập Hội Chữ Thập Đỏ VN nhiều năm là Phó Chủ Tịch Hội nhưng không hưởng lương, anh Huy hơi ngạc nhiên về thông tin của tôi, tôi giải thích bà Thịnh là bác dâu của tôi, mẹ tôi và ông Hợp là con cô con cậu )
Chủ đề 3 : Bố chúng tôi một nhà bác học
Chủ đề 4 : Bố chúng tôi  một người hành động
Kết thúc tham quan bảo tàng, chúng tôi lại ngồi ở sân đàm đạo ít phút
Tôi có đề nghị a. Huy xem xét bổ xung thêm hai chủ để
a/ Bố tôi với bạn bè thế giới : GS Huyên là : Nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam và là người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong thời gian dài nhất: 28 năm.350 ngày, chẳng những vậy ông từng tham gia những hội nghị quan trọng của đất nước như Hội nghị ở Đà Lạt năm 1946 với cương vị cố vấn ( Do đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu ), hay là thành viên đoàn đại biểu VN Dân chủ Cộng hòa đàm phán tại hội nghị Fontainebleau
Ngày 8/3/1974, 15 nhà báo và kỹ thuật viên Angieri đã không may tử nạn trên chuyến bay tháp tùng cố Tổng thống Algeria Houari Boumedien tới Việt Nam. 
( http://baotintuc.vn/thoi-su/tuong-niem-15-nha-bao-algeria-hy-sinh-nam-1974-20140308151641953.htm ) sau đó Ông đã thay mặt  Chính Phủ VNDCCH đến Algieria tri ân với CP Algieria thăm hỏi các gia đình bị nạn, tại thời điểm đó nhiều vị lãnh đạo Algieria đã từng là học trò ông ( Điều này tôi được anh Hồ Trúc cho biết ) là 1 trí thức lớn ngoài Đảng rất thuận lợi trong công tác đối ngoại với các nước không nằm trong phe XHCN, Bác Hồ đã từng nói  : " Chú ở ngoài Đảng có lợi cho cách mạng hơn ".
( Vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bi-mat-cua-vi-bo-truong-gan-30-nam-ngoai-dang256916.html )
Chủ đề thứ 2 cần bổ xung : Bố tôi và cộng sự ; Trong cuộc đời và sự nghiệp GS đã tiếp xúc quan hệ với rất nhiều tầng lớp người, hợp tác được với họ không phải là điều dễ dàng gì, nếu không có sự thuyết phục cao, phần nào sẽ  giúp cho các thế hế sau hiểu được nhân cách những trí thức trước CM, ngay trong Bộ Giáo Dục với 3 thứ trưởng : Võ Thuần Nho, Lê Liêm,. Hồ Trúc chắc anh cũng hiểu rất rõ, anh Huy ghi nhận và nói tiếp bố tôi rất thân thiết với Bác Hồ Trúc, những lần đến gia đình bác hay nhắc tôi lấy vợ, vợ tôi cũng được bác điều về Nhà Xuất bản Giáo dục …
Gần 12h trưa chúng tôi chia tay trong câu chuyện chưa muốn dứt              

Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

Câu chuyện của cậu Ngọc rất hay . Trước cụ Vi Văn Định ở phố Nguyễn Gia Thiều , cháu học cùng lớp Vi Hà Yên ,con gái út của cụ ,Yên xinh lắm .

Balas