Kí ức ngày Hà
Nội giải phóng cách nay 62 năm, ngày 10/10 năm 1954 với tôi vẫn còn im đậm không
thể quên.
Với các thành viên nhà 53 Lãn Ông ngày đó như cụ Phạm Thị Yến (cụ bà Quang) và các con ngoài niềm vui chung đất nước có hòa bình sau chín năm kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp, Hà Nội được giải phóng còn có niềm vui riêng của gia đình bấy lâu nay chờ mong ngày cụ Phạm Vĩnh Quang và nhiều thành viên là bác, chú, anh chị em trong dòng họ tham gia kháng chiến trường kỳ chín năm trở về vào ngày vui chiến thắng.
Trước ngày giải phóng lo sợ nạn cướp bóc lộng hành, Cụ Yến sai các con xếp thêm bàn ghế, xoong chậu ở cửa ra vào. Sáng sớm ngày 10/10 một tốp lính có xe tăng đi kèm dừng lại giữa ngã tư Lãn Ông, Hàng Cá, Hàng Cân. Một vài nhà hé cửa dục dịch treo cở, chúng liền quay nòng pháo hướng vào trong phố. Mọi việc phải tạm ngừng, khu phố trở về trong im lặng chờ đợi. Đến gần giữa trưa khi tốp lính Pháp rút đi về hướng cầu Long Biên, cũng là lúc các cánh quân của ta tiến vào 5 cửa ô. Cả phố Lãn Ông như bừng tỉnh náo nhiệt, nhà nào cũng có trước cửa lá cờ đỏ sao vang đỏ rực phấp phới tung bay.
Tôi nhớ nhất là ngày học sinh trường cấp I Trần Nhật Duật, chuẩn bị tham dự mít tinh diễu hành ngày 1 tháng giêng 1955 Hà Nội đón Trung ương Đảng, chính Phủ và Hồ Chủ Tịch trở về Thủ đô. Tôi lúc này chỉ còn một năm nữa là hết cấp I, được chọn đứng trong đội ngũ tập luyện chuẩn bị. Bây giờ tôi cũng chẳng nhớ tập như thế nào, chỉ nhớ giây phút lần đầu tiên cổ quàng khăn đỏ, tay phất lá cờ nhỏ diễu hành trước lễ đài Ba Đình. Có một thời điểm vì mải nhìn Bác Hồ, mà hàng ngũ bị đồn ứ ít phút. Trên loa phóng thanh vang rõ tiếng Bác Hồ nhắc “Các cháu đi tiếp. Bác đã nhìn thấy rồi”.
Trước ngày giải phóng lo sợ nạn cướp bóc lộng hành, Cụ Yến sai các con xếp thêm bàn ghế, xoong chậu ở cửa ra vào. Sáng sớm ngày 10/10 một tốp lính có xe tăng đi kèm dừng lại giữa ngã tư Lãn Ông, Hàng Cá, Hàng Cân. Một vài nhà hé cửa dục dịch treo cở, chúng liền quay nòng pháo hướng vào trong phố. Mọi việc phải tạm ngừng, khu phố trở về trong im lặng chờ đợi. Đến gần giữa trưa khi tốp lính Pháp rút đi về hướng cầu Long Biên, cũng là lúc các cánh quân của ta tiến vào 5 cửa ô. Cả phố Lãn Ông như bừng tỉnh náo nhiệt, nhà nào cũng có trước cửa lá cờ đỏ sao vang đỏ rực phấp phới tung bay.
Tôi nhớ nhất là ngày học sinh trường cấp I Trần Nhật Duật, chuẩn bị tham dự mít tinh diễu hành ngày 1 tháng giêng 1955 Hà Nội đón Trung ương Đảng, chính Phủ và Hồ Chủ Tịch trở về Thủ đô. Tôi lúc này chỉ còn một năm nữa là hết cấp I, được chọn đứng trong đội ngũ tập luyện chuẩn bị. Bây giờ tôi cũng chẳng nhớ tập như thế nào, chỉ nhớ giây phút lần đầu tiên cổ quàng khăn đỏ, tay phất lá cờ nhỏ diễu hành trước lễ đài Ba Đình. Có một thời điểm vì mải nhìn Bác Hồ, mà hàng ngũ bị đồn ứ ít phút. Trên loa phóng thanh vang rõ tiếng Bác Hồ nhắc “Các cháu đi tiếp. Bác đã nhìn thấy rồi”.

Tôi trong đội
múa thiếu nhi Lãn Ông khoảng 8 người, đội hình hai hàng nhảy múa, một điệu múa mà thú thật đến nay tôi cũng quên mất tên. Chỉ còn nhớ điệu nhảy theo nhịp kèn Ảmonica do ông Phạm Vĩnh Hải thổi đại để là “Sòn đô đô mi son lá son fa mi đồ....Fà la đố la son lá son fa mi đồ...Fá fá mi rê. Fá mi, mi rê đồ mí rê, rê đồ sì rế đô, đô đô....". Nhớ nhất là đoạn tôi tách ra múa đôi với cô bạn cùng lứa tên Thục, con nhà
Cát Tường số 57 Lãn Ông. Kết thúc điệu múa là màn chồng hình tháp người hai tầng,
tôi đứng trên đỉnh tháp tay phất lá cờ đuôi nheo hãnh diện lắm. Điệu múa này là
tiết mục “đinh” của thiếu nhỉ phố Lãn Ông đem đi biểu diễn nhiều nơi, được hoan nghênh
nhiệt liệt.

Tới đây tôi dành vài
dòng nói về cô Thục, cô ấy chạc tuổi tôi hay hơn một tuổi thì phải. Nét
mặt thanh tú, dáng người cao ráo, nói năng nhẹ nhàng tôi rất thích.
Nhưng lúc đó cũng chỉ là thích kiểu trẻ con, múa xong ai về nhà đó chẳng chuyện
trò gì hết. Rất tiếc từ ngày đó tới nay tôi chưa một lần được gặp lại hay có
tin tức gì.
Từ ngày giải
phóng Thủ đô 10/10/1954 ấy, đến nay đã 62 năm từ lúc tôi mới 9 tuổi nay chỉ còn
nhớ được như vậy. Tôi không có nổi một tấm ảnh riêng nào về gia đình cụ Quang ở thời điểm lịch sử quí giá ấy để minh họa cho bài viết.
Kí ức về ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 của tôi chỉ vắn tắt có vậy. Chắc các vị lớp trên của chi họ sẽ còn nhớ được nhiều sự kiện
hơn.
Vĩnh Thắng
Ảnh sưu tầm: A1/Kỳ đài Ba Đình lễ mít tinh năm 1955, A2/Duyệt binh, A3/ Khối quần chúng.
0 Komentar