Tạo Favicon cho Blog (WEB) của mình !

Dành cho các độc giả có Blog riêng !
Favicon là gì vậy? Favicon là từ viết tắt cho cụm từ tiếng Anh “favorite icon” có nghĩa là “biểu tượng ưa thích nhất”. Nó thường xuất hiện bên cạnh URL trong thanh địa chỉ của trình duyệt. Favicon thường là biểu tượng blog của bạn. Có rất nhiều dịch vụ giúp bạn làm icon nhưng các bạn nên vào đây  để tạo. Sau khi đã có icon rồi, các bạn có thể tạo Favicon cho Blog (Web) của mình. Để tạo Favicon tĩnh thì đơn giản, các bạn từ tìm hiểu lấy. Tôi  chỉ hướng dẫn cho bạn làm thế nào để tạo  Favicon động (Favicons Animated) thôi ! Trong trường hợp này là Favicon có cả văn bản chạy nữa.
- Các bạn truy cập vào trang này
- Sau đó upload ảnh mà bạn muốn làm Favicons lên bằng cách kích Browse và chọn ảnh (ảnh nên nhỏ và phải có kích thước vuông).
- Scrolling text : bạn gõ text (không dấu) vào nhưng ngắn thôi. Đây sẽ là dòng chữ chạy trong Favicons của bạn
***Click Generate Favicon sẽ hiện ra trang mới ,bạn click chuột phải vào ảnh sau đó save ảnh về máy tính của mình
  Để chèn Favicon vào Blog, có 2 cách làm
Cách thứ nhất
Các bạn đăng nhập vào Blog rồi vào Bố cục rồi làm như hình để chèn
Lưu xong, bạn thoát ra khỏi Blog và vào lại sẽ hiện ngay Favicon trên Blog của bạn. (Làm theo cách này đảm bảo thành công khoảng 70-80%) 
Cách thứ hai (đảm bảo thành công 100%) là cách có tác động vào Template của Blog- dành cho các bạn có am hiểu ít nhiều về HTML
Đầu tiên các bạn phải tải Favicon đã tạo ở bước có đánh dấu *** ở trên lên host ảnh nào đó (ví dụ Photobucket chẳng hạn) để lấy link
Các bạn đăng nhập vào Blog của minh rồi vào Bố cục (Layout) – Chỉnh sửa HTML (Edit HTML). Dán đoạn code  <link href='Link Favicon' rel='icon" type='image/gif'/> vào trước <b:skin>
Các bạn hãy thay Link Favicon trong đoạn code trên bằng link trên host của ảnh mà ta đã làm ở bước trên. Sau đó các bạn Lưu (Save) Template của blog lại rồi thoát ra. Vào lại Blog các bạn sẽ thấy xuất hiện Favicon ta vừa tạo trên trình duyệt như hình dưới

Chúc các bạn thành công !

Previous
Next Post »