NHÂN ĐỌC MỘT BÀI BÁO






Kỳ vương Lê Thanh Vị Kỳ vương Lê Uy Vệ và phu nhân


Nhân đọc phóng sự dài “ Sài gòn cờ thế giang hồ độ “ của tác giả Nguyễn Lê Nguyên đăng trên báo Thanh Niên từ ngày 29/12/2008 nói về cuộc đời của các Kỳ vương - Vua Cờ ( danh hiệu dành cho các lão tướng về môn cờ tướng) còn sống ở Sài gòn, tôi được biết Ông Lê Thiên Vị, một trong các kỳ vương nổi tiếng ở miền Nam, Phó Chủ Tịch Liên đòan cờ Tp HCM, hiện là một trong những HLV cờ giỏi nhất SG, trong hồi ký Ông có nhắc đến tên Bác Nông chi họ nhà ta ( tức Lê Uy Vệ) một Kỳ vương cờ tướng ở miền Bắc. Thực ra từ khi Bác Nông thành hôn với Bác cả Kim Thoa, các thành viên trong chi họ nhà ta chỉ nghe kể về thành tích đánh cờ tướng của Bác, mà chưa bao giờ được trực diện xem Bác đánh cờ. Chắc thành tích của Bác phải “lẫy lừng cả nước “ nên đã nhiều năm Bác được giữ trọng trách Chủ tịch Hội Cờ VN. Bác luôn luôn là một người đôn hậu, năng động và yêu đời, dù nay đã là bậc lão thành 92 tuổi, nhưng Bác vẫn còn rất phong độ, chịu khó tham dự hầu hết các cuộc họp mặt của chi họ. Dưới đây trích đăng một đọan trong Bái 1: “ Võ lâm nhất sát” của phóng sự dài trên :

“ Đọc sách cờ tướng bán ở nhà sách, siêu thị hay lên mạng internet tham khảo, sẽ luôn thấy “phấn khích” bởi những thế cờ rặt mùi binh pháp như “Bác Vọng thiêu đồn”, “Phục binh yếu lộ”... Còn ở làng cờ tướng Sài Gòn, biệt danh của các kỳ thủ thường rất... kiếm hiệp, nào là “Phong trần quái khách”, “Kim mao sư vương”, “Bạch mi ưng vương”... Và người đứng ra đặt cho họ các tên hiệu này không ai khác lại là “nhất sát” Lê Thiên Vị. Có thể nói, đây là một trong những cái “công” lớn nhất của ông đối với Hội cờ TP.HCM.

Nghe qua những “thương hiệu” đó, người đời thường cảm thấy tò mò, thu hút bởi tài năng, tính cách của các kỳ thủ; làm sống động một cách rất “đời” môn thể thao tưởng chừng khô khốc. Ông Vị kể: “Xưa tôi hay đọc tiểu thuyết Kim Dung, cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi chuyện kiếm hiệp, những biệt danh này xuất phát từ đó”. …..

Để đánh được cờ giỏi, trước hết phải có trí nhớ tốt. Lê Thiên Vị nổi lên bằng tư chất này. Hồi nhỏ, xem bố đánh cờ với khách, cậu bé Vị đứng sau chăm chú, cố nhớ lại rồi tự bày ra, chơi với nhóm bạn trong làng mình ở Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Lê Thiên Vị tuổi Quý Mùi, sinh năm 1943……

Ông Vị kể đời đánh cờ của mình, có những ván xem qua người khác đánh nhưng không thể quên được. Hay có những ván ông đánh thắng, hoặc thua cũng không thể quên được. ……Hồi còn ở Hà Nội, khoảng năm 2005, tôi đã được may mắn nói chuyện với một trong “Bắc kỳ tứ kiệt” là ông Lê Uy Vệ, lúc đó tuổi đã cao lắm rồi. Nay lại được gặp “nhất sát”, mới nghiệm thấy ai đạt được đẳng cấp kỳ vương thì tính cách điềm đạm. Được diễm phúc hầu “nhất sát” một ván, đương nhiên tôi thua, nhưng ông Vị vẫn thận trọng cho rằng không thể chấp người mới biết chơi 2 quân xe vì “lực yếu, không thắng được”. Ông Vị nói: “Tính cách con người biểu lộ qua một ván cờ. Văn hóa cư xử cũng lộ ra ở đó. Có thể nhận thấy từ những nước khai cuộc”.

( Trích đăng phóng sự của Nguyễn Lê Nguyên )

Previous
Next Post »