LỄ HỘI VĂN HÓA VÀ ỨNG XỬ


Mấy hôm nay xem trên báo mạng và báo giấy nhất là đối với người gốc Hà Nội ở xa,  ai ai cũng thấy bực mình về tin Lễ hội phố hoa Hà Nội bị  phá phách ngay sau đêm khai mạc 31/12/2008 bởi chính một số người  được gọi là dân Thủ đô, nơi xa xưa nổi tiếng là đất Tràng An thanh lịch. Thật không thể tưởng tượng nổi những tác phẩm trồng hoa, kết hoa với công sức lao động miệt mài ngày đêm của các nghệ nhân nổi tiếng cho một công trình văn hóa , mà theo kế họach là một trong những họat động để chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, thế mà đã phút chốc bị tàn phá bởi những hành động thiếu văn hóa : những chậu cảnh bị chôm đi, thản nhiên thò tay ngắt hoa vô tội vạ, những bàn chân hồn nhiên giẫm đạp để tìm tư thế chụp ảnh làm cho thảm cỏ đựơc tạo dựng mịn màng bị xéo nát, các đèn lồng bị đốt xem thăng thiên, các bóng đèn điện trang trí bí ném vỡ, hai con rồng mà hơn 40 thợ của làng nghề Pháp Vân phải làm suốt từ đêm 27/12/2008 vựợt qua 15 km để đặt tại chân tượng đài Lý Thái Tổ đã bị trận cuồng phong của các fan còn xay sưa quá mức trước chiến thắng của đội tuyển bóng đá nhà xâm phạm làm hư hỏng.......




























Sau những bình luận phê bình gay gắt của dư luận từ chiều tối 1/1/2009 ban tổ chức, các nghệ nhân, các chủ shop hoa đã cố gắng khôi phục ở những nơi còn có thể hồi phục được, và những cán bộ có trách nhiệm bảo vệ trật tự trị an đã họat động mạnh tay để cố gắng duy trì Lễ hội tới 4/1/2009. Đấy mới chỉ là Lễ hội đón mừng Tết Dương Lịch, còn đến Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu nếu còn tổ chức Lễ hội phố hoa chắc cần phải có nhiều biện pháp hữu hiệu và mạnh tay mới ngăn ngừa được những hành động ứng xử vô văn hóa nêu trên. Giữ gìn các thành phố văn minh sạch đẹp là tiêu chí hàng ngày được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng, bài học về chuyện ngắt hoa, bẻ cành những đóa hoa anh đào mang từ Nhật sang tại TT Triễn lãm Giảng Võ ngày nào vẫn chưa được cảnh giác khắc phục, thì nỗi đau về những nghịch cảnh vô văn hóa sẽ còn xảy ra. Nhớ lại khi còn được học hành, chúng ta cũng đã biết có nhiều định nghĩa về văn hóa như của Tubbs và Moss, của Geert Hofstede, có lẽ định nghĩa của Lustig và Koester là thích hợp nhất : " Văn hóa là một tập hợp các quan niệm được chia sẻ về niềm tin, giá trị và chuẩn mực, có ảnh hưởng đến hành vi của một nhóm đông người “ . Văn hóa là một phạm trù khá rộng ; văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương, bao trùm nhiều lĩnh vực: lịch sữ, chính trị, giáo dục … và có nhiều thành phần cấu thành : lòng tin, chuẩn mực, hành vi thái độ,luân lý đạo đức…..


Trong hình tháp của Văn hóa Quốc Gia : thì đáy là những đặc tính cơ bản của văn hóa ( Basic Assumptions of Culture ), giữa là những giá trị ( Values) thường được giải thích là cách con người giao tiếp và cư xử trong phạm vi nền văn hóa của họ và trong các quan hệ tương tác liên văn hóa , đỉnh tháp là kiểu mẫu hành vi ( Behavioral Patterns). Xem ra Kiểu mẫu hành vi và Giá trị ảnh hưởng rất lớn đến Văn hóa của quốc gia. Hình như lâu nay chúng ta chỉ quan tâm đến những vấn đề lớn của văn hóa , mà quên đi phần giữa và phần ngọn quyết định thái độ ứng xử văn hóa của mổi con người trong quốc gia đó. Ngăn chặn ứng xử vô văn hóa thuộc về giáo dục trong gia đình, nhà trường cộng với các biện pháp hành chính và qui định của pháp luật nơi công cộng. Nếu các biện pháp trên đã thực hiện trong thời gian qua, thì với các hiện tượng đã và sẽ xảy ra cảnh báo chúng ta không thể xem thường.

( Nguồn ảnh : Tham khảo vnn, vnexpress )

Previous
Next Post »