Kỳ II. Ngày 4.9 (*)


Ngày mai 4.9, kỉ niệm 102 năm ngày sinh của Cụ Phạm Vĩnh Quang người bố, nguời ông, Cụ của các thế hệ gia đình ta.
Nhắc tới Cụ cũng nên nhắc tới Cụ cả Phạm Vĩnh Bảo và Cụ út Phạm Vĩnh Hanh. Ba anh em đã sống dưới mái nhà đa thế hệ trong một thời gian dài tại ngôi nhà 53 Lãn Ông, Hà Nội cho tới ngày lập nghiệp. Ba Cụ đều có những sở thích và sở trường giống và khác nhau.
Điểm chung nhất của ba Cụ là mang danh con cụ Tú (Tú tài nho học) nên đã học hành tốt để ra lập nghiệp ổn định, nhắc nhở con cháu có điều kiện phải học tiếp, còn vừa học vừa làm, nhắc nhở con cháu sống có lý tưởng, có ích cho đời. Cả 3 Cụ đều tham gia hai cuộc kháng chiến mặc dù kẻ Nam, người Bắc. (ảnh bên Cụ Quang và hai người bạn cùng phố là Cụ Đức Phong và Cụ Cầu Bây).
Nếu hai Cụ Bảo và Cụ Quang giống nhau từ hình thức đến phong cách người đậm đà, vui, dễ tính hay quan tâm tới mọi người xung quanh, được họ hàng khen, bạn bè, dân phố mếm nể thì hai Cụ Quang và Hanh lại giống nhau ở tính cách ưa âm nhạc, văn nghệ nói chung (Cụ Bảo còn có sở thích lập đồn điền, trang trại).
Cụ Hanh sớm ảnh hưởng “Tân nhạc” ưa đàn hát du dương, chơi violon hay dạy các cháu những bài ca trữ tình và cách mạng. Cụ Quang lại thích loại cổ như đàn nhị, hát ả đào (ca trù) kết hợp với lối chơi mới như “nhảy đầm” và nuôi ngựa đua. Ngoài ra Cụ Quang còn thích sân khấu, cải lương sau này là điện ảnh, ca nhạc quốc tế. Còn văn thì phải nói-văn hay chữ tốt, cẩn thận, chỉn chu. Từ sở trường này đã giúp không nhỏ cho Cụ khi đảm đương chức vụ Hiệu trưởng một trường Trung cấp chuyên nghiệp trong nhiều năm. Thật đúng là:
Được sinh vào mùa Thu.

Tính nghệ sĩ ham chơi.
Thích khiêu vũ ca trù.
Vẫn tham gia trường kỳ
Trong hai cuộc kháng chiến.
Tính ham hiểu biết và nghệ sĩ của Cụ Quang đã ngấm vào thế hệ sau. Đến nay lớp con, cháu, chắt của cụ (kể cả dâu, rể) đã có nhiều người trưởng thành là cán bộ, viên chức, Tiến sĩ, bác sĩ, là kĩ sư, nhà giáo, nhạc sĩ, sĩ quan trong LLVT…đa phần đều có sở thích văn nghệ, thể thao, làm thơ, viết văn... và đều phấn đấu làm tốt công việc của mình.
Nhân kỉ niêm 102 năm ngày sinh Cụ Phạm Vĩnh Quang, xin thành kính tưởng nhớ Cụ.

Kim Anh
(Tiếp theo Kì I: "Mùa Thu CM", xem Blog 53 ngày 29.8.2008. Nguồn ảnh: Bác Tư)

Previous
Next Post »