Kì 3 (*):Trung Thu-Rằm tháng Tám

Tháng 9 năm nay cũng là Tháng 8 Mậu Tý, tiết trời dịu mát, nhìn các cháu nhỏ, các bà mẹ chuẩn bị từ đầu tháng, tôi liên tưởng Tết Trung Thu qua các thời kì. Năm 1946
Tết Trung Thu năm ấy.
Mới ý nghĩa làm sao.
Chị Hằng ở trên cao.
Cũng vui cùng bầy nhỏ
Cả thành phố tưng bừng.
Cùng thiếu nhi phá cỗ.
Tiếng trống ếch vang vang
Mời mọi người liên hoan.

Các bà, cac chị trong khu phố tấp nập chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả, gọt củ tỉa hoa, tết các múi bưởi thành hình chú thỏ bông đẹp mắt. Các anh, các bác xếp bàn ghế dọc vỉa hè. Mọi người vui vẻ cùng phá cỗ với thiếu nhi.
Tôi chưa từng thấy Tết Trung Thu nào vui và ấm cúng như thế, vì được moị người quan tâm không chỉ riêng bậc bố mẹ, ông bà. Có một chiều thiếu nhí thành phố được diễu hành và chơi đánh trận giả ở hồ Hoàn Kiếm. Vũ khí chủ yếu là vỏ bưởi, nếu mén trúng cũng rất đau. Lúc đó ông Đoàn Hải ở đội thiếu nhi Trần Phú, giả làm địch cưỡi “tàu chiến” đậu trên hồ. Còn thiếu nhi Phúc Kiến đóng chốt trên bờ, hai bên tha hồ choảng nhau.
Sau này đón Trung Thu ở nông thôn khi tản cư thời kháng chiến chống Pháp và sơ tán thời chống Mỹ đơn giản hơn về vật chất, nhưng được vui đùa thỏa thích, chạy nhảy dưới trăng thanh gió mát. Trẻ em đều hòa đồng, không tỵ nạnh nhau vì đồ chơi đều bằng tre, nứa lá.
Ngày nay Tết Trung Thu có phần thương mại hóa, giàu nghèo phân biệt do cơ chế thị trường, đồ chơi cầu kì, hàng ngoại chen lấn (có khi nguy hiểm). Bánh kẹo cao cấp không hợp túi tiền bình dân. Mọi việc mua sắm trong gia đình, nơi công sở cũng tất bật mua quà biếu đối tác…v..v…
Mùa Thu là mùa đẹp, thơ mộng nhất trong năm. Tết Trung Thu không những chỉ của trẻ em, mà còn của mọi lứa tuổi, mọi giới.
Thật là:
Tết Trung Thu, tiết trời trong trẻo.
Trăng treo giữa xóm.
Đầu ngõ, xa xa.
Bánh nướng, bánh dẻo la đà ngoài phố
Đồ chơi hàng hiệu, hàng mã ngập tràn.

Đoàn Kim Anh.
(*).Tiếp theo và hết. Xem.Kì I, ngày 29.8.2008. Kì II, ngày 3.9.

Previous
Next Post »