NHỚ VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


Huy hiệu của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội


Khu Đông Dương Học Xá ( gần phố Bạch Mai HN ) cơ sở cũ của Trường ĐHBK HN



Cổng chính của Trường ĐHBK HN ngày nay trên đưởng Đại Cồ Việt

Hôm nay ngày 19/09/2008 một nhóm anh em cựu sinh viên Khóa 3 , Khoa Điện và Vô tuyến điện (hầu hết đã về hưu, tuổi từ 70 -75 ) họp mặt lúc 11g tại nhà Ô. Nguyễn Văn Đệ để kỷ niệm 50 năm kể từ ngày vào học tập tại trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội ( Hanoi University Technology ). Sau ngày thủ đô HN được giải phóng cùng với chủ trương củng cố lại các cơ sở thuộc Viện Đại Học HN của chính quyền cũ để lại và hòan thiện các cơ sở Đại Học từ vùng tự do căn cứ kháng chiến trở về tập trung tại HN, NN ta đã có chủ trương xây dựng thêm các trường Đại Học mới, trong đó có Truờng Đại Học Công Nghiệp Bách Khoa ( nay là Đại Học Bách Khoa) đã quyết định được thành lập ngày 6/3/1956 theo NĐ 147 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục lúc đó là Cụ GS Nguyễn Văn Huyên, Hiệu trưởng đầu tiên của trường là Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, cuối năm 1956 - 1960 trong thời gian tôi được học tập taị trường thì GS Tạ Quang Bửu là Hiệu Trưởng, GS Hòang Xuân Tùy là Phó HT, chủ nhiệm Khoa Điện và Vô Tyến Điện là thầy Nguyễn Như Kim một trí thức Việt Kiều yêu nước từ Pháp về nhận nhiệm vụ. Cơ sở đầu tiên của trường ĐHBK nằm trên khuôn viên Ký túc xá của Đông Dương Học Xá cũ được xây dựng từ năm 1938, đến ngày 15/3/1960 nhờ sự giúp đỡ của Chính Phủ LX ngôi trường mới khang trang được xây dựng dọc đường Đại Cồ Việt thuộc quận Hai Bà Trưng HN , lúc đó chúng tôi vẫn còn học tập ở cơ sở cũ , vì trường mới chưa hòan thành .



Thư viện Tạ Quang Bửu

Ngày 15/10/1956 là ngày khai giảng khóa 1 gồm 848 sinh viên của 14 ngành, và đến nay ngày này được chọn là ngày truyền thống của trường ĐHBKHN. Biết bao kỷ niệm khi học tại Khoa Điện từ năm 1956 -1962, như những ngày tháng cùng nhau cả trường đi lao động tập thể xây dựng công trường thủy nông Bắc Hưng Hải lớn nhất ở miền Bắc sau ngày giải phóng và tôi cùng 5 bạn đồng học đã học hết năm thứ 4 được tuyển chọn lên Khu Gang Thép Thái Nguyên đễ giúp đở các chiến sĩ thi đua, anh hùng lao động chỉ có trình độ lớp 7 về văn hóa để có thể tham gia khóa đào tạo về điều chỉnh các thiết bị của Khu Gang Thép do các chuyên gia Trung Quốc giảng dạy trong 6 tháng trời, sau đó nhờ sự tác động của Thầy HXT chúng tôi mới được trở về học tiếp năm thứ 5 , rồi thi tốt nghiệp.Tháng 10/1961 Nhà Trường phát bằng Kỹ sư các ngành công nghiệp cho 633 Kỹ sư đầu tiên của Trường . Ngày 7/10/2006 Thư viện Tạ Quang Bửu được xây dựng với 200 tỷ VNĐ được khánh thành. Đến năm 2007 trường ĐHBK HN có 88 bộ môn, 15 Trung Tâm và Phòng thí nghiệm hiện đại, có 15 Khoa và 6 Viện, Ký túc xá nhà trừơng có 420 phòng đủ chỗ ở cho 4200 sinh viên, và 1 Câu Lạc Bộ 350 chỗ ngồi và Thư Viện TQB khang trang.

Họp mặt nhóm cựu sinh viên Khoa Điện và VTĐ Khóa 3 ở nhà Ô NX Đệ tại TpHCM

Ngày nay đất nước phát triển, sự nghiệp giáo dục của nước ta tuy còn nhiều khó khăn, nhưng đã được đầu tư nhiều về vật chất ,tinh thần, và thiết bị hiện đại để vươn lên sánh vai cùng với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy còn nhiều vấn đề còn tranh luận, nhưng mong sao chúng ta có những trường ĐH không cần chạy theo số lượng, không phải chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tê chung chung , mà làm sao bằng tốt nghiệp của sinh viên sau khi ra trường được ngành ĐH khu vực và Thế giới công nhận tương đương, để việc học tập của sinh viên hàng mấy năm trời có thành quả thực sự và có cơ sở để ra trường dễ kiếm viêc làm cho NN cũng như các DN Tư nhân trong và ngòai nước.
Previous
Next Post »