LẠI NGHĨ VỀ BLOG

Blog GĐ Cụ Quang ( Blog GĐ CQ ) ra đời đến nay cũng được gần 2 năm với 719 bài(Entry) post lên Blog (tính đến 10/9/2008) và số người xem vẫn còn ở mức khiêm tốn..... theo thống kê của Blogpatrol tính đến ngày 10/9/2008 là 4685 lượt người xem ( chắc chủ yếu trong chi họ ), đến nay ba Blogger thường xuyên viết bài như Ông PVT, PVN và PVD vào diện xấp xỉ và trên U70 do đã về hưu , Ô. PVN quan tâm nhiều đến các sự kiện trong họ hàng , đến nay giới trẻ tham gia còn ít, gần đây có sự tham gia của Blogger trung niên NML làm cho Blog GĐ CQ thêm sắc mầu . Tuy số người ngòai chi họ xem còn ít ( trừ các cơ quan quản lý mạng ) vì Blog GĐ CQ vẫn là dạng Blog Ẩn (Unpublic) không phỗ biến rộng rãi ( public) cho mọi người xem, nhưng nếu chúng ta vào Google,đánh mấy chữ “GĐ Cụ Quang” là thấy xuất hiện Blog chi họ nhà mình, mốt số bài Hướng dẫn chuyên môn vể KT Blog đã được một số Blog đăng tải lại ( như my.opera.com).Rất tiếc trong tháng 6/2008 do trục trặc trên mạng nên khi post bài một vài Blogger đã làm mất giao diện cũ khá đẹp, có nhiều đường link đến các trang web khác, chỉ từ tháng 7/2008 khi PTM Admin của Blog có thời gian chỉnh sửa, một giao diện mới ra đời có vài cải tiến và thống nhất dùng font Arial để post bài, có 4 trang : trang chủ, trang hình ảnh lưu giữ và chia sẻ ảnh dùng công cụ Flickr, trang hướng dẫn tập hợp những bài về kỹ thuật blog, trang thư giãn tập hợp những bài viết có danh mục là Vui, tuy vậy dư luận trong chi họ còn nhiều người muốn giữ giao diện cũ ?.Hiện nay trong cuộc sống có biết bao sự việc, sự kiện cuốn hút hết thời gian, sức lực các thành viên trong chi họ, nên cũng thông cảm còn nhiều người chưa có thì giờ quan tâm hay xem Blog nhà ta thường xuyên, tuy vậy cũng đáng biểu dương Bác Kim Anh trên 70 vẫn tích cực viết thơ và bài cho Blog, hay cháu Phương Anh ở tận Moskva nước Nga xa xôi vẫn thường xuyên xem Blog . Mặc dầu vể kỹ thuật và nội dung Blog GĐ CQ vẫn còn “ thấp “ so với nhiều trang Blog hay trên mạng, nhưng đã thực sự là một sân chơi bổ ích cho chi họ, như giúp cho các cụ về hưu có điều kiện trao đổi trên mạng, giúp cho giới trẻ trong và ngòai nước thuộc chi họ hiểu biết nhiều hơn về các sự kiện diễn ra trong từng gia đình để quan tâm lẫn nhau hơn( thông báo sinh nhật, các chuyến du lịch, các sự kiện hot …) Thời gian gần đây trên Blog GĐ CQ cũng xuất hiện những bài viết đề cập đến những sự kiện nổi bật xảy ra trong và ngòai nước với tính chất thông báo tin tức hay bình luận nhẹ nhàng như thiệt hại do bão lụt, Euro 2008 , thi HHHV 2008, Olympic BK 2008….Tuy Blog là một dạng web cá nhân(Nhật Ký điện tử ) nhưng Blog cá nhân chỉ thu hút người đọc khi chủ nhân là những nhân vật nổi tiếng đương thời, nên những người sáng tạo ra Blog GĐ CQ đã nghĩ đến định hướng tính chất của Blog là tập thể trong giới hạn một chi họ để tăng số người viết và đọc, giúp sự trao đổi của Blog GĐ CQ mở rộng thêm. Gần đây trên mạng đã có nhiều bài viết xoay quanh chủ đề Blog như viết Blog có lợi gì, nên hay không nên quản lý Blog vv…Theo AB Conline “ Viết blog sẽ giúp bạn giảm bớt sự cô đơn, tăng giao tiếp với cộng đồng và hài lòng hơn về những người bạn của mình, nghiên cứu của Australia vừa phát hiện ra điều đó.” Theo tâm sự của Hải Nguyên thì : Hồi mới lập blog, mình thắc mắc sao có nhiều người viết hay và nổi tiếng đến vậy. Mình rút ra là cần xác định được mục tiêu rõ ràng, phải đặt những mối quan hệ lên hàng đầu và xem mình phù hợp kiểu người đọc nào. Mỗi blog đều có giá trị nhất định nếu như chủ nhân của nó tự tin khẳng định bản thân qua những nội dung được truyền tải. Nói cách khác, blog là nơi lưu trữ và thể hiện cái tôi - một "cái tôi chừng mực" đủ để người đọc nhận biết bạn là ai. Hồi đầu, các bài viết của mình chỉ mang tính chia sẻ nhưng về sau, mình thường nói đến những chủ đề mà đông người quan tâm. Mình từng nghiện blog, mà nghiện thì đương nhiên dành rất nhiều thời gian cho nó (giờ cai rồi). Cái được nhất khi làm blog là mình có thể tâm sự một cách thoải mái, kết bạn và được nhiều người quan tâm. Nổi tiếng ở thế giới thật hay ảo cũng là thước đo đánh giá công sức bạn gây dựng nên hình tượng của mình - một quá trình không hề dễ dàng, vì vậy, không có lý do gì để nói nó không có ý nghĩa cả. Còn mất gì ư? Xem ra bất cứ cái gì cũng là vấn đề thời gian mà thôi... Nói chung, để lập một trang web cá nhân "chuyên nghiệp", bạn cần xác định nó sẽ không còn riêng tư nữa mà đi theo hướng cộng đồng hóa từ mặt nội dung cho đến hình thức. Kỹ năng ngoại giao cơ bản cũng cần thiết để giúp bạn liên kết tới một bộ phận blogger và họ sẽ là khách tiềm năng thường xuyên ghé trang của bạn.
Trước thắc mắc của nhiều độc giả về tương lai phát triển của blog và những định hướng quản lý của chính phủ, lãnh đạo Bộ TT-TT cho biết ::Blog là loại hình thông tin hiện đại, Chính phủ hoàn toàn có thể quản lý tốt blog và không nên hạn chế phát triển blog.
Hiện tại, số lượng blogger tại VN là khoảng 1,1 triệu và không ngừng tăng lên. Bộ trưởng Lê Doãn Hợp tin rằng, trong tương lai, blog sẽ làm xã hội thông thoáng, cởi mở, đầy đủ thông tin và hiểu biết lẫn nhau hơn. Thông qua đó, sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn, góp phần nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ và nâng cao xã hội và ông khảng định sẽ không hạn chế phát triển blog! Tuy nhiên, Bộ TT-TT sẽ tham mưu để Chính phủ có thể quản lý tốt blog, nhằm hạn chế bôi nhọ, nói xấu, kích động chính trị làm rối loạn xã hội. Để ngăn chặn những điều trên, Bộ TT-TT sẽ xây dựng quy chế quản lý, các văn bản dưới luật, và cao hơn nữa có thể sẽ tham mưu cho Quốc hội để đưa những quy định về blog thành một chương trong Bộ luật dân sự. Quy chế quản lý blog sẽ không yêu cầu công khai danh tính hoặc xin phép. Không nên thuần túy sử dụng một biện pháp nào riêng. Không thể chỉ cường điệu, tuyệt đối hóa biện pháp kỹ thuật hay biện pháp pháp lý! Theo tôi, quy chế đang xây dựng sẽ bao gồm một số điều mang tính định hướng cụ thể nhằm bảo đảm có chế tài xử lý kịp thời khi phát hiện những nội dung xấu trên blog. Quy chế hoạt động blog sẽ lưu tâm đến cả hai mặt đang tồn tại đối với blog: mặt tích cực và tiêu cực. Vì vậy, trước hết, quy chế sẽ khuyến khích mặt tích cực của blog và hạn chế đến mức tối đa những mặt tiêu cực của blog.
Blog trên thế giới hiện nay có hai xu hướng: Thứ nhất là theo sự phát triển của các phương tiện hỗ trợ cá nhân, từ viết blog dần chuyển sang blog bằng âm thanh (audio blog) hoặc blog bằng video( video blog ), hiện nay Việt Nam đã theo kịp xu hướng này, minh chứng là đã xuất hiện các mạng xã hội chia sẻ video (một dạng blog bằng video) và có một vài blog cá nhân bằng âm thanh. Thứ hai là sự chuyển dịch blog thành loại hình báo chí công dân (ví dụ ohmynews.com). Hiện tại Việt Nam chưa theo kịp xu hướng này. Theo một vị GĐ một Cty truyền thông thì Nếu “ứng xử” tốt với blog thì có thể “quản lý blog”. Việc “quản lý” blog phải hết sức tế nhị và cần thiết phải có sự tham gia của nhà cung cấp dịch vụ. Việc định hướng blog đúng sẽ mang lại những lợi ích về xã hội vô cùng to lớn. Việc đầu tư để phát triển các mạng xã hội trong nước cũng là một cách rất hữu hiệu để quản lý blog. Với hơn 14 triệu người sử dụng Internet và tốc độ phát triển hơn 20% mỗi năm thì Việt Nam là một thị trường vô cùng tiềm năng để phát triển các loại hình truyền thông xã hội phát triển mạnh trên mạng Internet, đặc biệt khi thị trường này vẫn còn nhiều khoảng trống. Tuy vậy, việc chiếm lĩnh có nhiều thách thức và rủi ro. Thách thức về công nghệ để thiết lập các mạng xã hội cộng với nguồn tài chính ổn định để vận hành. Rủi ro có thể từ nhiều phía nhưng lớn nhất vẫn là từ chính hành vi của người sử dụng.Việc lập ra một quy chế ứng xử trên blog là hết sức cần thiết, đó sẽ là kim chỉ nam cho cả người sử dụng lẫn những nhà cung cấp dịch vụ. Việc tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ trong nước sẽ làm cho việc “quản lý” trở nên dễ dàng hơn rất nhiều bởi sự gần gũi về địa lý, sự đồng nhất về quan điểm. Hoặc khi có sự cố bất ngờ thì các nhà cung cấp dịch vụ trong nước sẽ biện pháp ngăn chặn nhanh chóng.Quả thực vần đề trên còn phải tiếp tục trao đổi ở VN và chúng ta đợi chờ kết quả để thực hiện .
Vừa qua cuộc thi bình chọn Blog VN 2007 đã công bố giải thưởng vào ngày 16/5/2008, tham gia bình chọn 70% là giới trẻ có 4 Blog được giải :


Cả 4 giải trên đều được trao giải thưởng là 1 bộ máy tính để bàn trị giá 7 triệu đồng/giải. Do trong quá trình chấm giải, khó lựa chọn được blog xuất sắc nhất để nhận Giải đặc biệt là Giải Blog Vietnam, do vậy cuộc thi đã không có giải Blog Vietnam; BTC đã cân nhắc trao bằng 2 giải khuyến khích:


Hiện nay chúng ta còn biết ít về lọai blog GĐ để học tập, blog của gia đình Ông Bà Cát - Hiền được giải khuyến khích do BTC nhận thấy blog này là một công cụ để thực hiện mục đích xây dựng một đại gia đình văn hóa, hạnh phúc với khẩu hiệu “ Sự thành đạt của con cháu là niềm vui của Ông, Bà. Sức khỏe của Ông, Bà là niềm vui của cháu con “ .Tháng 12/ 2007 tại Las vegas - Mỹ cũng tổ chức lưa chọn các blogger 2007 được thế giới yêu thích nhất với 37 lọai giải thưởng, tham gia bình chọn có tới 300.000 blogger, kết quả diễn viên kiêm MC nổi tiếng trên Truyền hình Mỹ Rosie Odonell đã đọat 11 giải Emmy đã đọat giải “ Blog của người nổi tiếng, Blog hay nhất mọi thời đại là Cuteoverload.com vvv. Và nhiều giãi thưởng khác, đáng quan tâm là Blogger.com ( quản lý Blog GĐ CQ) được bình chọn là Người quản lý blog tốt nhất ( Host Blog) năm 2007.


Cụ Maria Amelia Lopez 95 t Blogger già nhất thế giới hiện nay

Muốn trở thành một Blogger chuyên nghiệp đúng là phải dành nhiều thời gian luyện tập về kỹ năng như thủ thuật làm blog và kỹ năng hành văn, tốn thời gian để sưu tầm các tài liệu liên quan đến chủ đề mình định viết. Còn viết tùy hứng tất nhiên sẽ không thể nào thu hút gười đọc . Tuy vậy trên thế giới blogger nổi tiếng không phải chỉ là dân chuyên IT hay là nhà báo, nhà văn , điển hình như cụ bà hưu trí 95 tuổi người Espagnol Maria Amelia Lopez , hiện nay là Blogger già nhất thế giới sống ở nông trang vùng Galicia xa xôi, nhưng Blog của Cụ hiện nay đã có khỏang 350.000 lượt người truy cập.Lúc đầu Cụ chuyên viết các bài tự sự cá nhân hay gia đình sau đề cập rất nhiều lĩnh vục nóng bỏng trong nước và cả thế giới, trang blog của Cụ viết được dịch ra nhiều thứ tiếng kể cả những tiếng ít người biết như Hungary. Chúc cho Blog GĐ CQ ngày càng hòan thiện !!!

Phạm Gia


Previous
Next Post »