Trong tháng này cuả các năm từ 1931 đến 1996, đã có tất cả là 6 vị được sinh ra. Tính theo thứ tự ngày trong tháng mở đầu là bác Đoàn Đình Hải 3.10.1931, tiếp đến Nguyễn Phương Nga 5.10.1968; rồi Phạm Ngọc Long và Phạm Tuấn Minh cùng ngày 7.10 nhưng khác nhau năm sinh, Minh sinh năm 1966 còn Long sinh năm 1996; đến bác Ngô Thị Phi 8.10.1941 và cuối cùng là Đoàn Đình Hiệp13.10.1974.
Nhưng ta hãy khoan nói tới kỉ niệm ngày sinh, hãy tưởng nhớ tới các bậc sinh thành trong tháng 9 âm lịch.
-Bà nội Lê Thị Cả ngày giỗ 2.9. Bà vất vả vì con cháu. Vì ông nội sớm ra đi, vội chia lìa vợ con.
-Ông ngoại Phạm Văn Thành ngày giỗ 10.9, người cao cao, hiền lành.
-Mẹ Phạm Thị Yến mất 25.9, là người phụ nữ đảm đang. Nuôi một bầy con nhỏ, cùng mẹ chồng lo công việc nhà 53 Lãn Ông.
Thật ra trong những năm (1950-1954), quanh quẩn bên 8 mẹ con chỉ có bà nội và mẹ Yến. Những người đã gần gũi, chia sẻ trong thời kì khó khăn nhất để mưu sinh. Thỉnh thoảng có cô Thảo (thường gọi là cô Bé) con ông Hai Trí (em cụ Tú Lễ) từ Mọc Quan Nhân, Nhân Chính ra chơi.
Tôi vẫn còn nhớ:
Cô Bé-Thảo chăm chỉ ngày nào.
Cách nhật đi tàu điện leng keng.
Hàn huyên cùng bác cháu, chị em.
Trên vai thêm đôi thùng nước gạo
Cô Thảo cũng mất trong tháng 9 âm, ngày 10. Phải chăng những người đã có một thời gian dài gần gũi bên nhau, lại có hoàn cảnh giống nhau có nhiều người thân đi xa vắng (Kháng chiến chống Pháp những năm 50) lại càng gần và hiểu nhau hơn. Khi về thế giới bên kia cũng chọn gần ngày, cùng tháng để lại được hàn huyên.
Thật là:
Tháng 9 đặc biệt.
Tháng 9 thân thương.
Mãi mãi nhớ ơn.
Các bậc sinh thành.
Kim Anh
0 Komentar