NHỚ NGÀY 2/9 /1945


Hôm nay cả nước ta kỷ niệm trọng thể Ngày Quốc Khánh lần thứ 63 (2/9/1945 – 2/9/2008 ) là ngày mà Bác Hồ nguyên Chủ Tịch Đảng Lao Động Việt Nam, nguyên Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã công bố với tòan thể nhân dân VN và nhân dân các nước trên thế giới bản Tuyên Ngôn Độc Lập bất hủ đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nước VN là từ đó người VN đã trở thành công dân một nước độc lập, được sống tự do để mưu cầu hạnh phúc, sau hàng thế kỷ nước ta bị ngọai xâm, đế quốc đô hộ, đại đa số nhân dân lúc đò còn sống trong cảnh bần hàn, với nạn đói khủng khiếp năm 1945……
Nhớ lại ngày này tôi không thể bồi hồi xúc động về kỷ niệm cách đây 63 năm không thể nào quên, khi là thành viên Nhi đồng Khu Đông Thành ( gồm các phố cổ Phúc Kiến, hàng Bồ, hàng Bút, Thuốc Bắc, hàng Cân,nay thuộc Quận Hòan Kiếm Hà Nội ) được vinh dự tham dự ngày 2/9/1945 lúc đó tuy mới 7 tuổi và được chứng kiến những giờ phút lịch sử khi Bác trịnh trọng đọc Bản Tuyên Ngôn Độc lập tại Quảng Trường Ba Đình. Tôi còn nhớ tham gia họat động Khu Đông Thành hồi đó có các chị Viên, Bắc, Chu Sa ,Anh Thanh (con Bác cả Phạm Vĩnh Bảo ), các chị ruột Kim Thoa, Kim Anh , chú Ngọc( con bố Phạm Vĩnh Quang ), phụ trách là chị Đào Thao một thanh nữ HN xinh đẹp phu nhân của sĩ quan cấp cao Lê Quân đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp,và bác Lê Cường nhà tư sản dân tộc có một nhà in lớn ở phố Hàng Bồ…
Từ sáng tinh mơ ngày 2/9/1945 hàng ngàn người Hà Nội, và các vùng lân cận đủ các thành phần đã đổ dồn trên các con đường tiến về phía quảng trường BĐ, nét mặt mọi người hân hoan, đi trong hàng ngũ chỉnh tề, trang phục giản dị, có mang theo nhiều khẩu hiệu viết bằng các thứ tiếng Việt, Hoa, Anh, Pháp như ”VN của người VN”,Độc lập hay là chêt “… Giữa quảng trường dựng lên một Lễ đài bằng gỗ, có các đội tự vệ vũ trang và các đơn vị quân giải phóng đội mũ ca lô đứng trước lễ đài.
Đúng 14g Hồ Chủ Tịch và các vị trong CPLT tiến ra lễ đài trong bản Nhạc “ Tiến Quân ca” hùng tráng sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao, mọi ánh mắt đều ngước về phía lễ đài hướng về lá cờ vinh quang của tổ quốc mầu đỏ sao vàng từ từ được kéo lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị trong bộ quần áo kaki mang đôi dép cao su tiến ra máy phóng thanh đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập với chất giọng đầm ấm mạch lạc vang vọng khắp quảng trường với những lời văn bất hủ :… " Tât cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm đựoc, đó là quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc “..rồi cả hội trường bất ngờ khi Bác đột ngột dừng lại hỏi “ Tôi nói đồng bào nghe rõ không ? “ Hàng ngàn nắm tay giơ lên đáp lại “ Có ạ “, Bác tiếp tục nói và trịnh trọng tuyên bố “ Nước Việt nam có quyền tự do độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do độc lập. Tòan thể nhân dân VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và tài sản để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy “

Cũng tại nơi đây tôi cũng đã được tham dự Lễ truy điệu ngày Bác ra đi vể cõi vĩnh hằng 2/09/1969 trong muôn vàn tiếc thương của người dân HN , nhân dân cả nước và bạn bè thân thiết quốc tế. Được nghe bản Di chúc nổi tiếng của Người trong không khí cảm động đầy nước mắt của những người tham dự khi nghe các đọan “ Tôi có ý định đến ngày đó tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quí của chúng ta “…” Suốt đời tôi hết lòng fục vụ cách mạng, fục vụ nhân dân. Nay dù fải tạm biệt thế giới này tôi không có điều gì fải hối hận , chỉ tiếc rằng không phục vụ lâu hơn nữa . sau khi tôi qua đời chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời gian và tiền bạc của nhân dân. “ Tuy vậy vói lòng thương yêu vô vàn với Bác cả nước ta, từ NN đến nhân dân tất cả các vùng miền đều góp công, góp sức đem tất cả những sản vật quí giá nhất của địa phương để xây nên Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh nơi an tang thi hài của người để nhân dân tòan quốc và bạn bè quốc tế có điểu kiện kính viếng.Thật đáng ngợi khen những KTS và các cán bộ có trách nhiệm thời đó đã chọn Quảng trường Ba Đình, vốn ngày xưa thời thuộc Pháp gọi là Quảng trường Tròn mang tên một cha xứ người Pháp là Puginier tuy rất rộng nhưng còn hoang sơ là nơi trở thành dịa danh lịch sử.Từ khi CM thành công được mang tên Ba Đình mà theo các nhà nghiên cứu lịch sử là để tưởng nhớ tới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX do Đinh Công Tráng lãnh đạo. Ngày nay Quang trường Ba Đình đã đi vào lịch sử VN như một di tích hòanh tráng với diện tích rộng hàng chục hecta, lại có Hội Trường Ba Đình nơi dành cho các cuộc họp của Quốc Hội và Đài tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc, bên cạnh những công trình kiến trúc nổi tiếng còn giữ lại từ thời Pháp như Phủ Chủ Tịch, Bộ Ngọai Giao, Trường Lycée Albert Sarraut ( nay là trụ sở TWĐ )…tạo nên một Quần thể di tích lịch sử và du lịch nổi tiếng của Thủ đô yêu quí của chúng ta ngày nay.

Ngày nay nước ta đã và đang phát triển, tuy còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng tinh thần của ngày 2/9/1945 và những lời dạy của Bác Hồ vẫn còn in sâu đậm trong tâm hồn và tình cảm của mỗi người dân VN .

Ảnh chụp kỷ niệm ở quảng trường Ba Đình năm 1992 khi vào lập nghiệp ở Tp HCM

( Vài tư liệu tham khảo trên mạng)
Previous
Next Post »