XUY NGHĨ VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN VN

Nhân bài viết của Cháu Minh Trang, Cử nhân quản trị kinh doanh đang công tác ở Đài Loan " Cả nhà ơi có ai chơi chứng khóan không ?" , người viết bài này chưa hề chơi, vì một lý do đơn giản là chưa có khả năng và điều kiện hiểu biết kỹ càng về lĩnh vực mới mẻ này .Trong nền kinh tế mở và ngày càng hội nhập với thế giới , thế hệ trẻ của dòng họ PHẠM VĨNH biết quan tâm đến vần đề này là thức thời, vì ai cũng có thể có nguyện vọng được giầu có một cách chính đáng. Gần đây trên báo chí giấy và mạng dồn dập thông tin về "Cơn sốt " chứng khóan ở VN, đó là chỉ số chứng khóan VNIndex ( là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu, hiện thế giới có 5 phương pháp tính với tên gọi chỉ số này khác nhau,VNIndex tính theo phương pháp Passcher ) đã vượt ngưỡng 1000 điểm trong phiên giao dịch sáng 19/1/07, đạt mức kỷ lục là 1023 điểm, là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. . Hiện tượng này có nhà đầu tư thì háo hức, có người thì lo ngại, lý do là TTCK VN tuy đã phát triển nhưng còn nhỏ bé so với khu vực, chứ chưa dám nói là so với thế giới như London, New York,Hongkong. TTCK New York nổi tiếng hàng thế kỷ nay ( nhưng hiện nay cũng đang lo bị cạnh tranh với các TTCK khác) ra đời từ năm 1906, sau 10 năm chỉ số Dow Jones (tương tự như VN Index nhưng tính theo phương pháp khác ) chỉ lên đến 100 điểm và phải mất nửa thế kỷ sau đến năm 1956 mới đạt 500 điểm., và 76 năm sau khi ra đời đến năm 1972 mới đạt đến 1000 điểm. Một biểu hiện mà nhiều người lo ngại là tỷ số P/E (Price/Earning Ratio) là tỷ số giữa giá trị thị trường của cổ phiếu hiện hành với lợi nhuận có được từ cổ phiếu ấy trong một năm khá cao, bình quân ở VN dao động từ 40-100 ( có nghĩa là nếu ta đầu tư 100đồng và nhận được lãi là 10đồng/năm, thì tỷ số P/E là 10 , nhưng nếu P/E tăng lên 40 chẳng hạn thì đầu tư 100đồng chỉ lãi còn 2,5 đồng ) . Như vậy chỉ số P/E không phải lúc nào cũng ở thế đi lên để đổ xô vào thị trường chứng khóan thành " cơn sốt" như nhiều cơn sốt đã xảy ra ở VN,như 'đất đai, tín dụng .." Sang đến những tuần cuối tháng1/07 này, cơn sốt đã có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng TTCK vẫn còn sôi động , có nhiều người đã phất lên vì đã nắm một số luợng cổ phiếu không lồ,nên đầu tiên ở VN báo VNexpress, rồi đến báo Tuổi Trẽ đã công bố Danh sách "100 người giầu nhất trên sàn chứng khóan VN", có nghĩa là những người này đều có tài sản chứng khóan vượt 2 triệu USD, thậm chí có 2 người có 100 triệu USD. Những thông tin trên đã trở nên hấp dẫn không phải chỉ với những nhà đầu tư lớn trong và ngòai nước, mà kể các nhà đầu tư cá nhân VN. Trong khi chờ đợi sự hướng dẫn và phổ biến kinh nghiệm của các chuyên gia ở trong nước như Chi Phương, Chắt Hương ...và ngòai nước như Chú Chi ( Luật sư về tài chính-ngân hàng Pháp ), Cháu Emily ( Công tác tại một Ngân hàng ờ London ), và những người đã nắm được luật chơi nhưng còn giữ kín..., tôi mạn phép nêu lên một vài khái niệm cơ bản về TTCK, như là "đọc thay" họ hàng , vì trong thời kỳ Kinh tế mở cửa hiện nay đã xuất hiện một nghề mới là " Đọc Thuê ". Còn quí vị muốn tham khảo đầy đủ hơn có thể tìm hiểu trên mạng, sách liên quan và cả các báo xuất bản hàng ngày trong nước.
1/ Thị trường chứng khóan là gì ?
Nôm na là nơi diễn ra sự mua, bán chứng khóan trung hay dài hạn trên hai thị trường :
-
Thị trường sơ cấp: là khi người mua mua được chứng khóan lần đầu từ những nơi phát hành.
-
Thị trường thứ cấp : là mua đi bán lại chứng khóan từ thị trường sơ cấp
- Tùy theo phương thức họat động của thị trường còn chia ra : thị trường tập trung ( Tại các trung Tâm Giao dịch Chứng Khóan ở HN và TYpHCM ) và thị trường phi tập trung( OTC viết tắt của từ Over the Counter ) để chỉ việc giao dịch cổ phiếu ngòai sàn tập trung trên. Hiện nay ở VN có hai nơi giao dịch chứng khóan chính là : TTGDCK Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
2/ Ai tham gia thị trường chứng khóan (TTCK ) ?
-
Nhà phát hành : là các tổ chức (Nhà nước hay tư nhân ) muốn huy động vốn bằng cách bán hàng hóa chứng khóan niêm yết trên TTCK. Thường thì Nhà nước hay các Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu,CácCty Cổ phần thì phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, hay các tổ chức tài chính khác như Ngân Hàng ...
- Nhà đầu tư : là những người thực sự mua ,bán trên TTCK , có hai lọai : nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư tư nhân.
3/ Các nguyên tắc họat động trên TTCK ?
Có 3 hình thức theo nguyên tắc : công khai, trung gian và đấu giá .
Mục tiêu cơ bản của TTCK là nơi để: Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế - Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng- Đánh giá họat động của các Doanh nghiệp - Tạo điều kiện giao dịch liên quan đến chứng khóan .
4/ Hàng hóa trên thị trường chứng khóan là gì ?
Có 3 lọai :
-
Cổ phiếu : chia ra cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi .
- Trái phiếu : chia ra trái phiếu chính phủ , trái phiếu địa phương và trái phiếu của các công ty cổ phần
-
Công cụ chứng khóan phái sinh : giao dịch các chứng từ liên quan đến chứng khóan như ; quyền mua cổ phiếu chứng phiếu, quyền hợp đồng chọn cổ phiếu ...
5/ Cần tìm hiểu gì trước khi tham gia TTCK ?
-
Đầu tiên phải đọc kỹ Bản Cáo Bạch ,hiểu nôm na là Bản công bố thông tin của Công ty phát hành cổ phiếu cho người mua biết về bản thân Công ty mình, đễ biết trước khả năng và uy tín của công ty đó kể cả sản phẩm của họ,thấy được triển vọng sinh lời, để cân nhắc kỹ trước khi quyết định muc Cổ phiếu của Cty đó .
- Có 3 lọai cáo bạch : Bản cáo bạch sơ bộ do Cty phát hành cổ phiếu gửi lên UBCKNN xét - Bản cáo bạch chính thức là bản sau khi đượcUBCKNN duyệt chấp thuận - Bản cáo bạch tóm tắt đăng lên báo phản ảnh những nội dung chính quan trọng trích từ Bản chính thức đễ dễ tìm hiểu giao dịch khi mua hoặc bán chứng khóan.
- Cần đọc kỹ ,không sẽ phải trả giá khi thất bại .
6/ Cá nhân có thể mua Cổ phiếu như thế nào ?
-
Nếu người đang đương chức ở Cty có phát hành cổ phiếu thì có nhiều triển vọng được mua . Hiện nay VN đã có Luật Chứng Khóan , nhưng hình như mỗi Cty có qui định riêng về số % Giá trị tài sản của Cty dành ưu tiên bán cho nhân viên đang làm việc hay đã về hưu ,và số lượng cổ phiếu được mua còn tùy thuộc vào thâm niên công tác ( thí dụ như Cty ĐL2 mà tôi công tác thì những người về hưu từ trước tháng 10/2006 không được mua, tôi đã về hưu từ năm 1998 )
- Tuyệt đại đa số các người mua ( gọi là các nhà đầu tư cho oai ) hay giao dịch trên OTC - có người còn gọi tắt là thị trường" thiêu thân ". Thực sự trong giai đọan ban đầu của sự phát triển TTCK ở VN việc xuất hiện OTC là bình thường, đó là nơi giao dịch kinh tế dân sự được pháp luật bảo vệ, hiện nay trong thị trường này ước tính có 6 lọai trái phiếu ( có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu ) của nhiều Cty đại gia như : Ngân hàng ACB, Ngân hàng ngọai thương VN... Rủi ro ở thị trườngnày là mua theo tin đồn và kỳ vọng được lãi nhanh mà không hề tìm hiễu kỹ TTCK , vì vậy đã xuất hiên các cò trung gian gây cơn sốt rủ một người mua , kéo theo dây chuyền rủ thêm nhiều người mua với giá leo thang so với giá trị ban đầu của cổ phiếu lần đâu tiên được ban hành. Do đó không phải ai cũng có thể ngủ sau một đêm dễ trở thành tỷ phú, vì đã xuất hiện việc mắc ngoặc giữa các nhân viên trong các Cty phát hành cổ phiếu với các đại gia, việc rò rì thông tin, việc chạy chọt hành lang ( Lobby ), việc mua đi bán lại để kiếm lời , thậm chí cả mua danh, có nghĩa là ghi tên mua giữ chỗ , nhưng không bỏ tiền mua , sau bán lại cho người cần mua để kiếm lời ...) . Tóm lại đã vào cuộc chơi phải tỉnh táo để tránh rủi ro , rủi ro ít thì không sao, nhưng nếu xảy ra khuynh gia bại sản thì chỉ khổ gia đình và họ hàng và tổn hại đến sức khỏe . Điều đó còn tùy thuộc vào bản lĩnh của từng người , lời khuyên chân thành của tôi một người già cả là hãy cân thận với cuôc chơi hiện đại này ,kiếm lời bằng chính khả năng và kiến thức vốn có của mình tuy chậm chạp và ít ỏi hơn , nhưng độ rủi ro chắc sẽ ít hơn . Không biết có quá cổ hủ không ? vì lớp trẻ thời nay tiến bộ hơn các Cụ khốt nhiều. Hãy tiếp tục trao đổi nếu thấy vấn đề này hay !
Vài lời nhắn nhủ
PHẠM VĨNH DI ( viết từ 4g30 sửa tới gần 7 g)


Previous
Next Post »