Con cháu cụ Tú Lễ, ai sinh ra và lập gia đình ở 53 Lãn Ông ?

Tản mạn đôi điều về những chuyện xa xưa

Thế kỷ 20, thể kỷ đầy biến động với Phố Lãn Ông. Người người trên trái đất, ở Việt Nam còn sôi động hơn, vìệc sinh trú quán với mọi nguời sống trong thời đại này tất nhiên bị ảnh hưởng của thời cuộc. Cả bốn người con của cụ Tú cũng đều sinh ra ở 53 Lãn Ông, ngay cả cụ Tú Lễ cũng sinh ra và trưởng thành từ ngôi nhà này, những năm 1900 -1920 khái niệm đi nhà thương để sinh nở,còn xa lạ với người VN, có lẽ sau những năm 30, dân HN mới đựoc tiếp cận với nền Y học hiện đại ? (Đến những năm 1950 từ “Nhà thương“ vẫn còn thông dụng hơn từ bệnh viện).

Lễ thành hôn của Ô Bảo (Lần thứ 1 chắc chắn đuợc tổ chức ở 53 LÃN ÔNG, lần 2 năm 1947 đuợc tổ chức ở chiến khu Miền Đông, chỉ có 1 ngừoi duy nhất con cháu cụ Tú được dự đó là Bác Phạm vĩnh Tường người con trai thứ 3 của ông Bảo năm đó 19 tuổi, là ngừoi cháu trai đuợc Cụ Tú yêu nhất vì ông học giỏi,tốt nghiệp tú tài tiếng Trung, sống với nguời Hoa ở khu vực Chợ Lớn, là niềm hy vọng thay cụ nối nghiệp cha ông.Rất tiếc ông đã hy sinh tại mặt trận Thu Ba ở Kiên Giang tháng 3 năm 1954, khi đó bác Tường đã có quyết định ra Việt Bắc làm việc ở Tổ Hoa Vận của Phủ Chủ Tịch, tại Đại hội 2 ô. Lê Duẩn tiến cử bác Tường cho Hồ chủ tịch khi người cần 1 thư ký giỏi tiếng Hoa, nắm vững tình hình Hoa vận ở phía Nam, năm 1956 khi ra Hà Nội , ô.Duẩn có cho nguời đi tìm Bác Tường.

Với Bà Tú và Ô Quang(cả hai lần kết hôn) đều được tổ chức ở 53 LÃN ÔNG (1926,1935 ) điều này mọi người hãy tin vì lúc đó chưa có phòng cưới, khách sạn.

Với ông Hanh lễ thành hôn được tổ chức ở Làng Hữu Vĩnh -Ứng Hoà - Hà Tây vào năm 1949, đám cưới ông rước dâu tù Làng Sêu ( Mỹ Đức Hà Tây ) về Hữu Vĩnh đi bộ 7 km do bà Yến đi đón về ( Người viết bài này súng sính với bộ áo bluson dạ, quần gon, cũng đi đón dâu ), tuần trăng mật của ông rất thi vị, hiếm có - Đại diện nhà gái đưa bà Oanh về nhà chồng ở Quế Quyển xa 35 km đi bằng đò dọc vào chiều 28 tết năm Kỷ Sửu sang năm Canh Dần, ngày 29 tết ( tháng thiếu,không có ngày 30 ) lại suôi thuyền về Hữu Vĩnh trên đường về còn chứng kiến cảnh các anh Vệ quốc từ Công binh xưởng bên cạnh chùa Ba Đanh, ném “ thử “ lựu đạn xuống dòng sông Đáy thơ mộng, trong xanh, cá chết rất nhiều – lại có thực phẩm ăn tết ? . Ở Hữu Vĩnh còn có 1 đám cưới của bác Hà - bác Trúc,được tổ chức vào tháng 3 năm 1950 – mùa dưa chuột, đám cưới này thực đơn có thịt Dê là chủ đạo.

Các con của ô. Bảo đều được sinh ra ở mọi điạ phuơng, nơi ông hành nghề “ Lục Lộ “, những người con bà sau sinh ra ở nhũng nơi ông đóng quân, để đánh dấu những sự kiện sinh thành các con, ông lấy tên địa phưong để đặt tên con : Quy (Quy Nhơn), Định (Gia định), Viên (Viên Chăn), Cán (Căn Kớt *), Bắc (Pắc sế), Tường (Hà Nội), Thanh (Thà Khẹt) , Sa ( Sa vẳn nà khẹt), Ánh Hồng, Gieo Đu, Chỉnh Huấn, Thành Công (1955 ở Hà Nội) **. Sau này Bác Bắc cũng làm như ô Bảo, đặt tên các con là tên địa phuơng mình ở cữ như Hà (Nhị Hà - sông Hồng Hà Nội), Bình (Thái Bình), Nga (Nga Sơn) Hùng (Đoan Hùng)

Các con ô Bảo chỉ có bác Trinh (Định) nguời con trưởng, đựoc Cụ Tú, bà nội tổ chức đám cưới cho cháu đích tôn tại 53 LÔ, đây là đám cưới đầu tiên, duy nhất của các con ông Bảo được tổ chức tại ngôi nhà 53 với nghi thức “ Đời sống mới “ và cũng là đám cưới “ Tiệc trà “ đầu tiên . Năm 1946 ông Nguyễn Lương Bằng thay mặt đoàn thể đưa đ/c Nguyễn văn Trân đến 53 Lãn Ông để xin cụ Tú cho bác Bắc về làm dâu họ Nguyễn, nhà gái lúc đó chỉ có Cụ Tú và Ô Quang tiếp,đám cưới bác Bắc được tổ chức trong những ngày tháng HN chuẩn bị tiêu thổ kháng chiến . Đây cũng là lễ “ ăn hỏi “ đầu tiên của các cháu cụ Tú tại 53 L Ô

Các con Ô Quang,rất tiếc Bác Thoa không xác minh được nơi sinh ở nhà ( Lò Đúc – Lãn ông hay nhà Hộ sinh), còn 6.người con đếu sinh ở 167b Rue Henri d’Oléans Hà Nội, nay là 167 Phố Phùng Hưng. Henri d’Oléans ,viên quan ba người Pháp bị nghĩa quân của Nguyễn trí Phương tiêu dịêt khi đổ bộ từ bến Phà Đen lên bờ tiến đánh khu Đồng Thuỷ ngày nay . Sau khi Thành Hà Nội thất thủ để ghi công nên chính quyền thời đó lấy tên đặt cho một đường phố . Tên quan hai Henri Viere bị nghĩa quân “ Cờ Đen “ Hoàng nghĩa Phúc tiêu diệt thời kỳ tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn,mộ anh ta được chôn bên lề đường cạnh nhà thợ đạo Gia Tô ở làng Giảng Võ.

“ Nhà thương “ 167 là 1 nhà hộ sinh do bác sỹ Phạm văn Chương – Chương “ thọt “ điều hành, ông ta trở thành bác sỹ riêng của nhà 53, không hiểu có phải vì Ô Quang lúc đó là Sécrétaire à la Résidenee Supérieure au Tonkin, theo tôi có khả năng đúng, vì những nhà thương tư cũng cần có quan hệ thân thiết với quan chức đương thời, chả thế mà sau này ông ta làm Bộ trưởng Bộ Y tế thời chính phủ Trần văn Hữu ở miền Nam

Con ông Quang chỉ có mấy nguời được tổ chức ở nhà 53 là : Anh Di, Hải, Thắng, Tiến, còn những người con khác đám cưới tổ chức ở cơ quan là chủ yếu. Bác Thoa do chiến tranh, Xuân Đinh Hợi – 1947 bác Nông mới ra mắt gia đình vợ ở Hương Sơn Thạch Thành Thanh Hoá, nơi đây, năm đó tướng Nguyễn Sơn đẫ đến dự Đại hội nhà Văn Liên khu 4 và đã đọc tham luận về truyện Kiều tới gần 2 ngày trước các học giả danh tiếng như cụ Đặng Thái Mai Lúc đó mọi nguời mới biết khả năng văn học và tài hùng biện của tướng Nguyễn Sơn, xin lưu ý ông nói vo không giấy tờ không chuẩn bị trứoc. Ông cũng tổ chức thành công đại hội dân quân khu 4, người viết bài này cũng được tham dự do cụ Kiệm Chủ tịch Huyện Thạch Thành đèo xe đạp, sau này cụ là Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc tỉnh Thanh Hoá, ô Quang lúc đó là Phó Giám đốc Sở Kinh tế liên khu 4. Còn Phạm vĩnh Tiến ra đời ở nhà thờ Kiện Khê Hà Nam, bây giờ đi đến thị xã Hà Nam tới Nga ba đi Nam Định – Ninh Bình gặp một cây cầu, Cầu Đọ Xá qua cầu là đến Kiện Khê, tháp tùng bà Yến đến Kiện khê có chị Ất, chị Nhu.

Đến thời các cháu Dũng, Minh, Cường, Tuấn, Trang chỉ là transit ở 53 Lãn Ông mà thôi.


* Nơi đây ông Phạm đăng Thành bị hổ 3 chân vồ năm 1926

** Cô ánh Hồng sẽ giải thích hộ

Phạm Vĩnh Ngọc

Previous
Next Post »