CẢM NGHĨ VỀ NỖI BUỒN VÀ ÂM NHẠC

Vùa qua từ đầu tháng 12/2006 đến ngày 14/12/2006 tôi cũng như các anh chị em thuộc chi Cụ Ông Phạm Vĩnh Quang đều có cảm giác buồn và căng thẳng vì phải thức khuya dậy sớm lo việc Bốc mộ Cụ Bà Phạm Thị Yến và Cải táng để nhập Tiểu của hai Cụ vào chung một mộ được xây lại khá đẹp , để hai Cụ được an nghỉ mãi mãi bên nhau tại Nghĩa Trang Văn Điển Hà Nội.Thế rồi lại thay phiên nhau tất bật lên Thái Nguyên để thăm chú PHẠM VĨNH HẢI - Trung Tá Quân Đội Nhân dân VN- Nhạc sĩ bị bệnh nặng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên . Mặc dù Cô Dung Giáo viên dạy Tóan Cấp 3, vợ mới của Chú Hải cùng anh chị em và các cháu bên ngọai đã tận tình chăm sóc ngày đêm bên giường bệnh , cùng với sự quan tâm giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần cùa các anh chị em ruột bên nội ở Hà Nội , nhưng Chú Hải cũng không qua khỏi do bệnh quá nặng hậu quả của viêm gan siêu vi . Chú đã ra đi về cõi vĩnh hằng lúc 18g30 ngày 11/12/2006 thọ 65 tuổi. Lễ tang Chú Hải đã được gia đình , họ hàng nội ngọai , chính quyền địa phương cùng các Cựu chiến binh và bà con hàng xóm tiễn đưa long trọng đến nới an nghỉ cuối cùng nằm trên sườn đồi cao nhìn ra đường cái, lại gần ngôi nhà xinh sắn mà Hải& Dung góp nhặt xây dựng và ở chưa đầy một năm . Dưới suối vàng chắc Chú Hải cũng yên lòng vi tuy sinh trưởng ở Thủ Đô, nhưng lại đựoc an nghỉ tại một làng thuộc huyện Định Hóa - Thái Nguyên gần khu di tích lịch sử nổi tiếng ATK ( An Tòan Khu ) , nơi mà các vị lãnh đạo cao cấp thời Kháng chiến chống Pháp đã ở đây và chỉ huy cuộc Kháng chiến thần thánh nổi tiếng trong lịch sử VN và thế giới.

Trong những ngày buồn có lẽ âm nhạc là bổ ích để thư giãn, tôi đã bật máy nghe bản hòa tấu "THE ENDING OF LOVE " của PAUL MAURIAT ,mà tôi chắc nhiều người trong dòng họ Phạm Vĩnh đều có vài đĩa nhạc của Paul để thưởng thức. Đặc biệt Chú Ngọc còn kiếm được bộ đĩa xịn của Paul mua tại Nhật từ nhũng năm VN còn chưa mở cửa. Tiếc thay " Nghệ sĩ Pianist và nhà sọạn nhạc nổi tiếng của Pháp Paul Mauriat đã tạ thế ngày 3/11/2006 " Paul vốn sinh trưởng trong một gia đình rất coi trọng nhạc cổ điển , nhưng khi trưởng thành Ông lại say mê nhạc Zazz và Pop. Năm 17 tuổi Paul đã có ban nhạc riêng của mình và được Charles Azvanour ca sĩ nổi tiếng thời đó để ý và mời Paul sọan nhạc và chỉ huy dàn nhạc cho mình. Từ đó sự nghiệp nghệ thuật của Paul ngày càng phát triển và đã cộng tác với nhiều ca sĩ nổi tiếng khác thời đó như : Dalida , Mireille Mathieu, Vicky Leandros, Raymond Lefevre… Bản hòa tấu nổi tiếng mà Paul đã sáng tác để tham gia Nhạc hội Âu Châu Eurovision năm 1967 ở Luxembourg và gần đây năm 2006 ở Athens là " Love is Blue ". Các bản nhạc hòa tấu của Paul nhiều vô kể , nhiều bài hấp dẫn khác như El Bimbo , Mammy Blue, Adieu L'été, Tombe de la neige, Toccata…, Paul còn sáng tác những bản hòa tấu mang âm hưởng dân ca của nhiếu nước trên thế giới như : El Condo Pasa , The Bird of Wounds, Kalinka,Katiousha… Paul cũng không quên sáng tác những bản phổ nhạc dễ nghe của các Nhạc sĩ cổ diển thiên tài như Symphony số 40 của Mozart hay Hungarian Dance số 5 của của Johannes Brahms….

Nghĩ về Chú Hải một Nhạc sĩ tự học bình thường đến Paul Mauriat nhà sọan nhạc nổi tiềng mà thấy cuộc đời của một con người thật ngắn ngủi . Điều mà mọi người còn nhớ mãi đến người đã khuất chính là những gì họ đã đóng góp it nhiều cho xã hội .Tôi không dám đặt ngang Chú Hải với Paul trong nhật ký điện tử này , dù sự thật khi đã trở về nơi cát bụi thì từ vĩ nhân đến dân thường cũng giống nhau . Tôi là Anh cả , nhưng rất thiếu xót là còn biết quá ít những họat động về nghệ thuật của Chú Hải, một phần cũng vì gần 15 năm nay sống xa nhau hàng ngàn cây số , nên ít có dịp trao đổi. Có lẽ cái bệnh này cũng phải nhắc nhở con cháu rút kinh nghiệm vì cái " tật "thích biết về người ngòai hay nước ngòai nhiều hơn trong nước. Dù cuộc đời của Chú Hải cũng ba chìm bẩy nổi ,có khi sóng gió , nhưng thời gian đầu cũng đã góp công xây dựng Đội Ca của Đoàn Văn Công Quân Khu tả Ngạn với chức danh Đôi Trường ,đã từng tuyển Ca sĩ Lê Dung mội Diva nổi tiếng ở VN từ công nhân ờ Quàng Ninh về Đoàn, đã sáng tác nhiều ca khúc (trong đó có ba ca khúc " Gương than lấp lánh có hình bóng em - Âm vang hầm lò - Đèo De một khúc tình ca " mà tôi kiếm được ngay ngòai sân tại nhà Chú ở Định Hóa khi dự lễ tang , và định sẽ đưa lên Blog Phạm Vĩnh sắp tới như là một trong những hiện vật còn lại của Chú), đã tham gia dàn dựng nhiều tiết mục được giải thưởng tại các đợt biểu diễn , các cuộc thi văn công. Những năm tháng cuối đời, Chú cũng đã đóng góp cho một số địa phương đẩy mạnh phong trào văn nghệ, trong đó có cả Định Hóa. Vì thế khi tiễn đưa Chú đến nơi an nghỉ cuối cùng bà con, các cưu chiến binh đều tỏ lòng tiếc thương , dù Chú vẫn chưa hòan tất thủ tục để về định cư và tham gia sinh họat với các tổ chưc của đia phương. Nhờ những đóng góp dù còn nhỏ bé trên mà người sống vẫn còn cảm nhận người đã ra đi vẫn còn đâu đó quanh mình , cuộc sống tinh thần của họ vì đó mà vô tình lại được dài hơn . Vì thế mà tôi lại thích nghe bản nhạc êm dịu của Paul "Love is Blue ".

Cũng nhân dịp giãi bầy tâm sự trên Blog gia đình này tôi lại nghĩ đến Cháu nội thứ hai Phạm Lê Gia Minh sinh vào một ngày đăc biệt mà cà nước đều nhớ: Ngày 30 tháng 4 (năm 2000). Tuy hiện nay Cháu còn đang học tiểu học và học thêm Piano, nhưng đã có biểu hiện năng khiếu về âm nhạc. Hy vọng Cháu sẽ được bố mẹ quan tâm tiếp tục bồi dưỡng để trở thành một Pianist thực thụ. Kỳ vọng Cháu sẽ thích trường phái của Paul Mauriat hay Richard Clayderman để phổ nhạc các ca khúc nổi tiếng của VN , mà hình như các nghệ sĩ Pianist lừng danh của VN như Đặng Thái Sơn , Tôn Nữ Nguyệt Minh , Bích Trà …đã say sưa với dòng nhạc cổ điển đề sống ở nước ngoài , nơi có nhiếu người biết thưởng thức và có đất dụng võ hơn trong nước…

Tạm dừng bút… " Love is Blue "

Tp HCM lúc 4giờ sáng ngày sinh nhật lần thứ 69 (3/1/1938-3/1/2007)

PHẠM VĨNH DI
Previous
Next Post »