Câu chuyện thứ 14 ngày cuối năm “10 sự kiện nổi bật Chi Cụ Quang năm Canh Dần”

1.Lễ cưới Đoàn Đình Hiệp-Nguyễn Thanh Lâm đựơc ghi nhận là sự kiện mở đầu năm âm lịch Canh Dần đạt mấy điểm nhất:

-Lễ cưới duy nhất được chờ đợi nhất và nhận được số phiếu bình chọn nhiều nhất của các cụ bô lão chi họ.

-Có thời gian ngắn nhất và dài nhất: Thời kì tiền hôn nhân dài nhất bao gồm tìm hiểu, thử thách và ra mắt mẹ chồng được tính bằng gần thập niên. Thời gian quyết định tiến tới lễ cưới lại là ngắn nhất, chỉ được tính bằng giờ.

-Khách đến từ nhiều địa phương nhất: Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, miền Trung, miền Nam…Có cả các vị khách “quốc tế” từ Nga, Đức và Hàn Quốc về dự.

2.Phạm Lê Bảo Trân con gái đầu của cặp vợ chồng Toàn Thắng, Lê Lan chào đời vào ngày 19.12.2010 là thành viên nhỏ tuổi nhất chi họ và là chắt thứ 21 của Cụ Quang Yến. Cháu bé

ra đời giúp cho hai vị Thắng, Minh được lên chức ông bà nội sau 6 năm về hưu. Nhưng sự kiện “về hưu 6 năm mà vẫn được lên chức” lại dấy lên một luồng dư luận trong chi họ “chức vụ có hay không giới hạn về tuổi tác?”.

3.Bác rể thứ, Cụ Đoàn Đình Hải (79 tuổi) mặc cho tuổi cao, sức hạn vượt đồi cao, dốc đứng tưởng nhớ người em vợ quá cố ông Phạm Vĩnh Hải với sự súc động chân tình đầy cảm xúc.

Hình ảnh này là một minh hoạ bổ xung cho nét truyền thống đã tồn tại bấy lâu nay “các thế hệ chàng rể chi Cụ Quang, đều coi nhà vợ…là của mình”.

4.Hai Cụ Phạm Vĩnh Ngọc và Nguyến Xuân Nguyên lên lão 70, nâng số vị vào lớp “xưa nay hiếm” U.80 của chi họ tới con số 7. Lễ lên lão của hai Cụ có ấn tượng về số người tham dự đông, chương trình liên hoan với nhiều tiết mục “cây nhà lá vườn” phong phú gồm đủ thể loại đơn ca, song ca và hợp ca gia đình.

5.Là năm có hai sự kiên liên quan tới con số 3.

-Đã có Ít nhất 3 ngôi nhà đươc đưa vào sử dụng thuộc về gia đình các vị Tiến Phượng, Tuấn Thuý và Hùng Hương. Quy mô xây dựng và hình thức sử dụng tuy có khác nhau, nhưng có một điểm chung là góp phần tăng qũi nhà và “xoá đói, giảm nghèo” về nhà ở của chi họ.

-Chi họ đã có thêm 3 bằng lái xe ô tô mới, thuộc 3 nàng dâu Minh Phượng, Thiều Hương và Lê Lan. Cả 3 đều cùng sống tại quận Hai bà Trưng, cùng ở trong một khu dân cư có bán kính gần 1km, cùng theo học ở những trung tâm đào tạo có uy tin và tham dự các khoá thi chính qui nghiêm chỉnh.

6.Blog 53 tồn tại được 5 năm, có mấy điều lạ.

-Blog này thuộc dạng “khác người” chưa từng thấy là “blog tập thể”, thế mà tồn tại được những 5 năm.

-Lạ nữa là được duy trì và phát triển chỉ do 5 Blogers chính thuộc lớp ngưòi cao tuổi. Người nhiều tuổi nhất là “nhà thơ chi họ” Phạm Kim Anh (74 tuổi). Người thấp tuổi nhất là Bloger Ngô Minh Lương (60 tuổi). Người có công duy trì, phát triển Blog chi họ thông qua các thông tin, bài viết, hình ảnh thuộc nhiều thể loại, cũng là người giữ lửa và định hướng cho Blog này tồn tại và phát triển là ông Phạm Vĩnh Di (73t).

-Người không hề viết nhưng có nhiều ý kiến khen, chê bổ xung và hiệu chỉnh giúp cho Blog 53 thêm phong phú và hoàn chỉnh là ông Phạm Vĩnh Tiến (62 tuổi) và bà Phạm Kim Nhu (72tuổi)

-Dù có nhiều tác động bên ngoài các Blogers cao tuổi của chi họ vẫn kiên định tư tưởng, không bị “chệch hướng” gia đình và hướng thiện khi chia sẻ trên Blog này.

-Tác giả Phạm Tuấn Minh sau khi cho ra đời Blog Chi Cụ Quang đã rút về “ẩn dật”, từ đó cho tới nay đã 5 năm chưa hề một lần trở lại ghé thăm sản phẩm do mình tạo ra.

7.Các hoạt động của chi họ trong một thời gian ngắn nhân sự kiện “1000 năm Thăng Long-Hà Nội” bao gồm:

-Du ngoạn của các vị bô lão thăm làng du lịch các dân tộc VN ở Lương Sơn, Hoà Bình. Thăm Thiên đường Bảo Sơn. Viếng tượng đài Thánh Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội và thăm di tích Hoàng Thành Thăng Long xưa.

-Cuộc họp mặt các vị cao niên chi họ chào mừng Đại lễ 1000 năm tại tư gia bà Kim Nhu trên đường Hoàng HoaThám, Hà Nôi: Có đủ các vị bô lão nhất; xác đáng nhất về mục đích ý nghĩa, xuất sứ thực phẩm; được điều hành từ xa nhất-(LB Nga) và lần đầu tiên được “truyền hình trực tiếp” qua Webcam gia đình tới các thành viên chi họ hiện đang sinh sống và làm viêc tại LB Nga, CHLB Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc.

-Đã có 25 bài viết, tin và ảnh của lớp người cao tuổi chi họ với nhiều cảm xúc, chia sẻ, hồi tưởng, kỉ niệm, những ưu tư về Hà Nội xưa và nay được bày tỏ trên blog chi họ trong dịp này.

8.Ca khúc “Âm vang tiếng hát truyền hình” của cố nhạc sĩ,Thiếu tá Phạm Vĩnh Hải phu quân bà Hoàng Kim Dung sáng tác vào năm 2002 đã trở thành nhạc hiệu chính thức của chương trình “Tiếng hát truyền hình” Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bắc Cạn. Cũng là bài ca truyềnthống “Cuộc thi Tiếng hát truyền hình” của tỉnh được tổ chức 2 năm một lần.

9.Ngày 25.1.2011, bác rể cả Cụ Đoàn Hưng Nông tức Lê Uy Vệ (94 tuổi) đã về nhà sau gần 5 tuần điều trị tại bệnh viện. Sự kiện này theo đánh giá của gia đình là một chiến thắng từ nội lực của chính Cụ, từ tấm lòng của người thân và tập thể y bác sỹ bệnh viiện.

10.Sự kiện cuối cùng mang ý nghĩa tương lai, đó là Tô Minh Thu cô con gái thứ của bà Lê Hồng Vinh, chắt đầu tiên của Cụ Quang Yến bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chính sách công quốc tế tại Nhật vào tháng 11 năm 2010, hé mở một thế hệ trẻ tài năng con cháu Cụ Quang Yến trong tương lai.

Từ đây có thể giải mã cho một giả thuyết đã tồn tại bấy lâu nay trong chi họ: “Giả sử 30, 40 năm nữa khi các vị bô lão thế hệ U.70, U.80 của chi họ hiện nay bỗng dưng nhận lệnh đột xuất đi công tác xa nhà 5 năm, 10 năm hoặc mấy chục thế kỉ vẫn có thể yên tâm mà nói rằng: “Giao lại chi họ cho các ngươi, ta yên lòng!”

Chúc mừng năm mới, Tết Nguyên đán Tân Mão!

Vĩnh Thắng

(30 Tết)

Previous
Next Post »