Thăm Cần Giờ








Cuối tháng 11/2010 CLB hưu trí 81 chúng tôi lại có chuyến đi dã ngoại đến thăm huyện Cần giờ ( gọi 81 là địa điểm Quán nghệ sĩ trên đường Trần Quốc Thảo Q3,TpHCM mà hàng tháng các cán bộ hưu trí điện lực thường tụ họp liên hoan ).Xe ôto chạy về phía Nam thành phố, đi hết tuyến đường Huỳnh Tấn Phát thuộc Quận 7 TpHCM thì tới bến phà Bình Khánh, qua sông tới ranh giới của huyện Cân giờ

Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía đông nam của Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm khoảng 50 km. Vào năm 2009, huyện có diện tích 714 km², số dân là 68.213 người. Huyện Cần Giờ bao gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 : Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa và Thạnh An.Địa hình chia cắt bởi sông, rạch, không có nước ngọt. Rừng sác và đước, đất rừng chiếm 47,25% diện tích.,huyện có khoảng 786 km sông rạch. Huyện Cần Giờ tiếp cận với biển Đông hiện hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam, đó là khu rừng ngập mặn Cần Giờ.Huyện này có 69 cù lao lớn nhỏ. Trong những năm tháng chiến tranh diễn ra ác liệt, giai đoạn 1964-1970, rừng Sác trù phú (rừng ngập mặn Cần Giờ (RNMCG) hiện nay) gần như bị hủy diệt hoàn toàn do hàng ngàn tấn bom và hàng triệu lít thuốc diệt cỏ phát quang. Những loài cây đặc trưng của vùng đất này như đước, bần, vẹt… đã không thể sống sót; chỉ có cây mắm và dừa nước chống chịu và tái sinh được. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm (từ năm 1978), RNMCG đã được phục hồi và trở thành “lá phổi xanh” của TPHCM và các địa phương lân cận. Đến năm 1998, diện tích RNMCG đã lên đến 22.579,4 ha (cây đước chiếm đa số), đồng thời khoanh nuôi bảo vệ để tái sinh rừng tự nhiên khoảng 100.000 ha. Nhiều loài động vật hoang dã cũng xuất hiện ở vùng rừng này như khỉ, rái cá, trăn, heo rừng, cá sấu, kỳ đà, các loại chim…

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài gònVàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn vào ngày 21/1/2000 Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia của Việt Nam.

Chúng tôi đến thăm Đảo khỉ có những đàn khỉ tự nhiên với khoảng hơn 1000 con rất tinh nghịch và dạn dĩ với con người, cùng hơn 70 con Cá Sấu Hoa Cà thuần chủng đang được bảo tồn. Ngoài ra có thể dừng chân ghé vào nhà hàng Gió Rừng để giải khát, điểm tâm và thưởng thức các món ăn đặc sản., hay đi canô xuyên qua các kênh rạch vào thăm căn cứ địa Cách Mạng trong Rừng Sác.Bãi biển Cần Giờ có thể tắm thoải mái, nhưng nước đục.




Từ bến phà xe ôto phải vượt qua 7 chiếc cầu mới xây là : Rạch Lá, An nghĩa,Nông trường 5,Rạch Đôn, Lầu Giang 1, Lầu Giang 2, Dần Xây mới tới được Khu Trung Tâm mới xây dựng , nhiều đường tráng nhựa đẹp thành các dãy phố, nhưng nhà cửa còn thưa thớt. Chọ Cần Giớ có bán nhiều hải sản khô, nổi tiếng là tôm khô và cá dứa khô….


Trước khi ra về chúng tôi được Công Ty Điện Lực Cần Giờ, nay có tên gọi mới là Công ty Điện Lực Duyên Hải thết ăn trưa với hải sản Cần Giờ.


Previous
Next Post »