Thăm Buôn Mê Thuột






Vào cuối tháng 8/2010 tôi đã tháp tùng bà xã đi máy bay từ SG để dự Hội Thảo Y Dược toàn quốc tổ chức tại Tp Buôn Ma Thuột, thủ phủ của tỉnh Daklak – Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột (hay Ban Mê Thuột) là thành phố của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là một trong số 6 đô thị loại 1 trực thuộc TW trước năm 2020 của Việt Nam. Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536 m . Buôn Ma Thuột cách Hà Nội 1.410 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia. Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Cha Thuột, tên một vị tù trưởng xa xưa giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay. Với lợi thế là trung tâm của Đắk Lắk cũng như toàn Tây Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng, năm 1904, khi tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh này thay cho Bản Đôn. Năm 1995, Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại 3, năm 2005 là đô thị loại 2 và đến tháng 3 năm 2010 được công nhận là đô thị loại 1.Diện tích của thành phố khoảng 370 km², trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100km2.Dân số toàn thành phố là 331.046 với người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Gần 80% dân số sống tại khu vực nội thành. Hội thảo chính tổ chức sáng 28/8/2010 và cũng là nơi ăn nghỉ tại khách sạn Dakruco lớn nhất Tp BMT do Công ty cao su Đắk Lắk (DAKRUCO) xây dựng và làm chủ đầu tư, hiện đang quản lý: 22.409 ha cao su (Trong đó: 12.145 ha cao su kinh doanh).có trên 20 đơn vị trực thuộc và tổng số cán bộ công nhân viên trên 6.625 người, ngành nghề kinh doanh đa dạng như trồng , sản xuất , chế biến cao su, du lịch, kể cả xây dựng các nguồn điện, trụ sở chính tại 30 Nguyễn Chí Thanh-TP.Buôn Ma Thuột-Tỉnh Đắk Lắk. Buổi chiều là vui chơi dã ngoại giao tiếp cùng với một sồ đại diện dân tộc Tây Nguyên tại Khu Nghỉ dưỡng sinh thái và spa Bản Đôn (BAN DON ECO RESORT AND SPA) của Dakruco, được thành lập năm 2004, với diện tích quản lý 1.306,9 ha đất nông nghiệp (Trong đó, đất rừng tự nhiên 1.242,6 ha chiếm 95% tổng diện tích quản lý). Địa chỉ: Km 46 - Xã Krông Na - Huyện Buôn Đôn - Tỉnh Đắk Lắk .



Ngã 6 Ban Mê


Chương trình chiều 28/8/2010 rất phong phú, 150 đại biểu gồm các y bác sĩ từ 3 miền chia thành 4 nhóm mặc đồng phục áo phông xanh, vàng, đỏ và tím thi đua nhau tranh tài theo phong tục Tây Nguyên như : kéo đu, bắn cung, ném vòng, lắp nhà sàn, giã gạo, xem chế biến cơm lam và rượu cần. Tối là buổi Gala Night nghe các ca sĩ Tây Nguyên hát, đặc biệt có sự tham dự và hát rất hay của hai chàng trai đã tham gia chiến dịch “ Everest 2008- tinh thần Việt hòa với thế giới “ và đã leo lên tới đỉnh nút Everest – Hymalaya là các anh Nhiên Ngợi. Ngày 29/8/2010 tham quan thác Dray Nur, chùa Khải Đoàn và đi shoopping mua sắm các đặc sản của Tây Nguyên như : cà phê hột hay hòa tan nổi tiếng, rượu bổ A ma krong,mật ong rừng. các sản phâm mỹ nghệ làm từ ngà voi, lông đuôi voi ( nhẫn đeo tay ),đồ may mặc thổ cẩm làm bằng tay,……..Nói chung Tp BMT đã và đang xây dựng và phát triển để trở nên trung tâm của Tây Nguyên, nhưng những cơ sở vật chất dành cho du lịch còn sơ sài, chưa khai thác kịp tương xứng với tiềm năng của tình Daklak, nên du khách nước ngoài đến ít hơn so với du khách trong nước
Nếu chi họ nhà ta có ai đến BMT thì nhớ dến thăm hai nơi :
- Khu du lịch Bản Đôn một địa danh du lịch nổi tiếng của Tây Nguyên mà các lần trước tôi đã đến, cách Tp BMT chừng 40km, thuộc xã Eawer, huyện Buôn Đôn là nơi có truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.




Bản Đôn

- Đến Trung tâm Văn hóa tỉnh cách ngã 6 Ban mê vài trăm mét quan sát cây Kơnia, hay còn gọi là Cốc, Cầy, là một loài cây thân gỗ lớn, cao 15-30 m, đường kính 40-60 cm., mà trong bài hát " Bóng cây Konia " nổi tiếng của NS Phan Huỳnh Điểu có nói đến. Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi cây này là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến cây này, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây Kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa.




Cây kơnia trung tâm Buôn Mê Thuột


Cây Konia






Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

Chúc mừng cô cậu có chuyến đi dã ngoại bổ ích ngay trước dịp Lễ Quốc khánh. Cây Kơ nia được coi là loài cây có bộ rễ dài nhất, bởi vì như lời bài hát thì cây trồng ở Tây nguyên nhưng rễ lại vươn ra được miền Bắc để uống nước !!!

Balas