Ăn shushi tại Nhật Bản

Hôm vừa rồi trong chuyến đi Đà nẵng cùng ông xã, chúng tôi được 1 người bạn cũ của ông xã thết lẩu Nhật bản chạy băng chuyền ở nhà hàng số 71 phố Nguyễn Du, thành phố Đà nẵng.
Ăn lẩu tại đấy, tôi bỗng nhớ lại chuyến đi Nhật vào cuối năm 2008 được cháu Thu thết 1 bữa shushi băng chuyền tại 1 nhà hàng nhỏ (khoảng 50 mét vuông) trong 1 ngõ gần nơi ở. Đó là lần đầu tiên tôi được thấy kiểu ăn băng chuyền.
Tuy nhiên nếu như ở Việt nam ăn băng chuyền theo giá cố định giống như ăn buffet thì ở Nhật ăn nhiều tính nhiều, ăn ít tính ít. Tại nhà hàng đó, tất cả các món chạy trên băng chuyền được phân thành 6 loại với 6 mức giá khác nhau từ 150 đến 400 yên.

Mỗi mức giá cách nhau 40 yên và món ăn của mỗi mức giá được bày trên 1 màu đĩa giống nhau. Ví dụ: nếu là đĩa màu đen thì có giá 400 yên. Cạnh mỗi bàn ăn, đều có bức ảnh 6 màu đĩa với giá ghi chú ở bên dưới. Khách ăn xong cứ chồng đĩa lên nhau lẫn lộn các màu. Khi ăn xong gọi chủ đến tính tiền. Bà chủ chỉ cần đưa đầu dò lên trên mặt chồng đĩa, có tiếng kêu tít (tương tự như tính tiền ở siêu thị) là ra giá của bữa ăn.
Sau đó bà chủ ấn vài động tác vào máy tính quấn quanh bụng là tòi ra hóa đơn thanh toán. Toàn bộ máy tính và in này chạy bằng pin nên bà chủ có thể di động khắp nhà hàng mà tính tiền. Thấy tôi có vẻ nghi ngờ về tính chính xác, cháu Thu thử nhẩm lại bằng cách xếp riêng từng màu đĩa rồi nhân với giá quy định. Tất cả đều đúng. Thật là tiện lợi.
Thế mới biết, ở Nhật công nghệ cao đã len lỏi vào mọi ứng dụng đời thường của cuộc sống.
Bài của Hồng Phương, ảnh của Minh Lương

(Tôi tìm mãi trong Blog 53 Lãn Ông nhưng không có danh mục "Ẩm thực " để cho bài này vào. Thật là thiếu sót nếu Blog này - Blog của những người Hà Nội gốc sành ăn lại không có mục này. Vì vậy tôi xin phép được mở thêm danh mục "Ẩm thực " )
Previous
Next Post »
6 Komentar
avatar

Giá có thêm tỉ giá hối đoái thì người đọc được biết thêm 1 thông tin để so sánh với giá cả ở VN, tôi nghĩ có lẽ ở Nhật giá vẫn đắt hơn, còn ở Đà Nẵng, chất lượng và giá cả so với Hà Nội thì sao ?

Balas
avatar

Dược ăn Shu shi ở Nhật đương nhiên là thú vị và là của hiếm rồi, mấy ai được như thế. Ở chi Cụ Quang hôm rồi tôi mới được biết, bà Nhu vẫn thường ăn bữa chiều Shushi tại tư gia tự làm (bà xã tôi thỉnh thoảng cũng tự ăn ở nhà, nhưng thành phần thì rất đơn giản chủ yếu chỉ có tảo biển để cuón mấy thứ như rau, cơm..rất ít khi thấy có thịt, tôm cá...).
ăn ở nhà tất nhiên nguyên liệu không hoàn hảo như ở nhà hàng, nhưng về cơ bản vẫn có hương vị của Shu shi gía vừa rẻ, hợp ngưòi cao tuổi lại được ngồi ở nhà. Các chi tiết phục vụ bũa ăn Shu shi (tảo biển...) có bán ở các siêu thi như Fivimac...
Quí vị nào có nhu cầu tham khảo, có thể liên hệ với bà Nhu để trao đổi kinh nghiệm.

Balas
avatar

Xin nói thêm. Blog 53 hay đề cập đến các món ăn, cũng không lạ vì ẩm thực là đặc tính của người Hà Nội gốc xưa nay. Gần ngày Đai lễ 10.10, tôi đoán nhà nào cũng có ý định làm bữa cơm họp mặt gia đình. Tôi xin gợi ý mấy địa chỉ các thành viên chi Cụ quang là "chuyên gia" về các món ăn để quí vị tham khảo (đương nhiên "chuyên gia" chỉ là đối với chi Cụ Quang thôi).
1.Các món về thịt lợn Mường Mán, thịt dê đồi, các loại lẩu(ông Ngọc).
2.Bún thang, Giả cầy (bà Nhu)
3.Nem rán, sôi (bà Lan)
4.Thịt nướng (bà Phượng)
5.Súp lươn, cua, rau...(bà Minh)
6.Các địa chỉ nhà hàng "xịn" cho người có dư tài chính (ông Tiến).
7.Tư vấn về bữa cơm cho người cao tuổi (bà Anh).
8.Chuẩn bị bữa ăn gia đình hàng ngày và làm sữa chua (ông Di).
9.Món ăn tổng hợp thu gom từ các thức ăn chưa ăn hết trong bữa cơm hàng ngày của gia đình (ông Thắng).
10. Kinh nghiệm tổ chức các chuyến đi xa, đương nhiên là có nội dung ẩm thực. (bà Hồng Vinh, Hồng Phương)

Balas
avatar

Thành phần chính của Shushi thực chất là cơm lên men có vị hơi chua nhưng không để đến mức chua quá. Món này dễ tiêu hóa, có lợi cho đường ruột.Nhân của shushi thì có thể khác nhau (tôm, cá, thịt...)còn vỏ shushi đều được bao bởi tảo biển.Món shushi là món ăn dân tộc, truyền thống của người Nhật, như món phở của VN hay món kim chi của Hàn quốc vậy.

Balas
avatar

Cậu Ngọc à, giá của mỗi đĩa cách nhau 50 yên chứ không phải 40 yên. 1 yên tương đương 100 đồng VN, suy ra 200 yên tương đương 20.000 đồng VN.Ở Nhật không hiểu sao lại ưa số 6. Giá tàu điện ngầm cũng chia làm 6 mức tùy theo cự ly đi lại xa hay gần từ 130 đến 780 với bước giá là 130 - cháu nhớ mang máng như vậy.

Balas
avatar

Ở nước ta cũng có các mon cuốn tương tự như Shu shi chỉ khác vỏ cuốn là rau, bánh đa. Đơn cử hai món cuốn dễ làm, ví dụ: "bánh đa cuốn với thịt rọi ba chỉ, gừng chỉ, khế chua, trứng tráng thái chỉ như thuốc lá, rau thơm mùi, một ít bún..." chấm với nước mắn chanh ớt..Hay cuốn vịt cách làm cũng tương tự gồm bánh đa, thịt vịt luộc xé nhỏ, bống rượu sào mật, gừng, rau thơm, khế, bún ...dùng với nước chấn pha theo công thức riêng". Hai món nỳ có thê biến tấu các thàn phần bên trong đa dạng hơn kể cả đồ biển. Tôi nghĩ các món này cũng chẳng khác gì Shu shi Nhật, chỉ khác vỏ không phải là tảo biển. Cũng đảm bảo có độ chua, ngọt, có thịt, có rau, lại có gừng ngăn không bị lạnh bụng, dễ tiêu rất ngon miệng. Quí vị thành viên Chi họ muốn làm món ăn này xin tham khảo ông Ngọc bà Nhu (nhất là món cuốn vịt có vẻ khó hơn).

Balas