Lời nói đầu : Bình luận và phê bình văn học là món "ăn " không thể thiếu được trong sinh hoạt văn học, hai thể loại trên giúp cho người đọc nâng cao kiến thức văn học và hướng đạo cho người đọc tiến tới chân, thiện, mỹ. Rất tiếc mấy chục năm gần đây thể loại này ít được đăng tải. Bài viết được sưu tầm duới đây thể hiện rõ điều muốn nói :
Bãng
ch÷
*
Chia xa råi anh míi thÊy em
Em vÒ t¨ng ®Çy cong khung nhí
Mua mÊy mïa, m©y mÊy ®é thu
Vuên thøc mét mïi hoa ®i v¾ng
Em vÉn ®©y mµ em ë ®©u
ChiÒu ¢u L©u
bãng ch÷ ®éng ch©n cÇu
Lª §¹t
Khúc xạ của công phu chữ nghĩa –
Lời bình của Phạm Minh Trị :
Hình
như nhip điệu của từng câu thơ cuốn người đọc đi theo cách dùng câu chữ. Chưa
kịp hiểu ngữ nghĩa đã bị cái bóng ma mị của chữ dẫn dụ. Người đọc có cảm giác,
tác giả có nén cái công phu trong một cái lo xo cảm xúc
Câu
mở đầu : Chia xa rồi anh mới thấy bóng em,
nghiêng về sự thức nhận, đánh giá, mang nét sắc sảo của tư duy nhưng lại
nhẹ về cảm xúc. Nếu có độ lùi cần thiết – chia xa – sẽ nhận thấy rõ ràng, chính
xác hơn – mới thây . Những vẻ đẹp của em ngày chưa chia xa vẫn hiện hữu sao anh
chưa nhận thấy, chi khi cách xa ta mới thấy vẻ đẹp thánh thiện, tinh khiết cuả
em – như một thời thơ thiếu nhỏ. Một
hoán dụ mới lạ được tác giả kết dính hài hòa cùng phụ âm đầu được lập lại ba lần
( thời thơ thiếu ) vừa gợi sự suy tư, vừa tạo dòng nhạc tình rất hay và độc đáo
Thời
quá khứ nhập chồng thời hiện tại, cái hiện tại soi tỏ cái đã qua. Sự chia xa ở
đây đâu cứ phải là sự chia xa của một thời ly loạn. Vì thế em về mới : Trăng đầy cong khung nhớ . Tác giả dùng
từ rất lạ đã đầy rồi lại cong mà cong trong khung nữa - Khung
nhớ… Nỗi nhớ được tác giả cô đặc , tác giả dùng biện pháp chuyển đổi tính
chất đặc trưng của sự vật. Các tính từ Đầy,
Cong tạo cảm giác viêm mãn, khêu gợi, xui khiễn người đọc tưởng tượng. Đặc
biệt nét cong mong tròn, mỡ màng, mướt mát được ướp ủ trong khung nhớ, được bọc
bởi một màng ánh trăng vàng Em về đem
đến cho anh trọn vẹn đủ đầy. Bởi em đã xa : Mưa
mấy mùa, mây mấy độ thu rồi Phụ âm
mờ-m được lặp năm lần trong một câu thơ bảy chữ. Rất giầu tính nhạc. Đằng sau
sự giầu có về nhạc điệu kia là tầng tầng lớp lớp nỗi nhớ cứ chồng xếp lên nhau,
theo thời gian, theo mùa , theo thời tiết. Bởi thế khi em về mới sung mãn căng
tràn, ăm ắp đủ đầy, khơi gợi mà thanh khiết lại lùng . Khiến cho : Vường thức
dù mùa hoa đi vắng. Em thật quả không thể thiếu trong anh, trong không gian,
thời gian trong cỏ cây hoa lá, trong cuộc đời này, Vì sao vườn lại thức được
khi vắng mùi hương của hoa nở ? Bởi vì em là hương, sự tinh khiết được chắt lọc
của đất trời nắng mưa. Chỉ có về vườn mới thực sự thức – em là linh hồn là sự sống
Em
mơ hồ mờ mờ ảo ảo như làn hương, ánh trăng cảm nhận thấy mà khó nắm bắt em vẫn
về đây mà em ở đâu. Từ nỗi nhớ tác giả
nâng thành nỗi khát khoa ước vọng. Em chính là hồn quê, hồn đất là nét đẹp của
cội nguồn văn hóa : Chiều Âu Lâu bóng chữ
động chân cầu
“ Bóng chữ “ một bài thơ bảng lảng
khói sương, ám ảnh người đọc bằng sự khúc xạ của công phu chữ nghĩa
2 Komentar
BalasCháu chưa nghe tên nhà văn Lê Đạt và nhà bình luận Phạm Minh Trị bao giờ. Đúng là bài này phải có bình luận mới cảm thụ hết được cái hay, còn không thì cảm thấy từ ngữ cứ trục trặc khó hiểu thế nào ấy.
Bác Ngọc có công sưu tầm bài viết thuộc hàng lý luận. Nhưng thực tình tôi đã cố suy ngẫm, nhưng cảm nhận bài này quá sức hiểu biết của mình vì chẳng hiếu tác giả với lối viết có vẻ cổ xưa bây giờ ít thấy nên chẳng hiểu tác giả và người sưu tầm định khuyên giải điều gì.
Balas