Cứ
mỗi năm khi Xuân về Tết đến, không khỏi so sánh Tết xưa thời bao cấp và Tết nay
khi đất nước đã đổi mới mấy chục năm qua.
Về
ý nghĩa nhân văn của ngày Tết xưa, nay khỏi bàn. Vẫn là giá trị tinh thần đoàn
tụ gia đình, tưởng nhớ và biết ơn bậc tiền nhân cầu mong những điều tốt lành
nhất cho người thân, gia đình và đất nước.

Khổ nhất
là các bà nội trợ vừa lo tính toán tiền nong, vừa thu xếp thời gian xếp hàng
ngày đêm mua sắm trong khi số ngày được nghỉ Tết lại quá ít chỉ từ trưa 30 đến
hết mùng hai, ngày mùng ba đã phải đi làm. Bà xã tôi có năm lo sắm Tết, gói
bánh chưng đến đúng ngày mồng một lăn ra ốm giọng khản đặc bỏ cả ăn Tết.
Từ
ngày có công cuộc đổi mới theo cơ chế thị trường, đời sống người dân ngày
một nâng cao. Đã nhiều năm nay Tết đến khi bàn tới việc mua thực phẩm, ở nhà tôi câu chuyện cửa miệng là đừng mua nhiều quá
lại thừa, lãng phí vì giờ thì "ngày nào cũng như Tết". Chẳng bù với thời bao cấp nói
không ngoa, cả năm nhịn chỉ chờ đến ngày Tết được gắp miếng thịt gà, ăn miếng giò…Bây giờ chẳng cứ gì phải đợi đến Tết, ngày thường muốn ăn gì cũng có cơ
man chủng loại thực phẩm tha hồ mà chọn lựa, tha hồ mà mua không phải xếp hàng
chầu chực ngày đêm.
Xuân
về, Tết Bính Thân sắp đến mong đất nước tiếp tục đổi mới, thanh bình ngày càng
ấm no, hạnh phúc để năm nào cũng vậy “Tết này hơn hẳn Tết xưa”.
Vĩnh
Thắng
Ảnh trên cùng và cuối chi họ đón Tết ở Hà Nội. Ảnh giữa Tết nhà Cường Uyên (CHLB Đức).
1 Komentar
Tết Bính Thân năm nay chi họ lại có cơ hội tụ họp tại nhà ông Vĩnh Tiến nhân ngày Giỗ Cụ Quang
Balas