Đình Chùa Cổ Việt Nam

Đình Chùa Cổ Việt Nam

Hình ảnh độc đáo về đình, chùa cổ Việt Nam

Chùa Thiên Niên (Hà Nội), hay còn gọi là chùa Trích Sài nằm ngay sát bờ hồ Tây, thuộc 
làng Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ. Chùa xuất hiện từ thời Lý Nam Đế (544 - 548). 
Chùa đã được bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đánh giá
Các tác phẩm ảnh về những ngôi chùa, đình, đền nổi tiếng tại Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình,
Sài Gòn.. được đưa ra triển lãm nhân dịp Phật đản Liên hợp quốc hồi đầu tháng 5.


Chùa Thiên Niên (Hà Nội), hay còn gọi là chùa Trích Sài nằm ngay sát bờ hồ Tây, thuộc 
làng Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ. Chùa xuất hiện từ thời Lý Nam Đế (544 - 548). 
Chùa đã được bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đánh giá, xếp hạng và tổ chức trùng tu nhân 
ự kiện 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. 


Chùa Trấn Quốc (Hà Nội) là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây
 bên đường Thanh Niên. Chùa được xây từ thời Lý Nam Đế ở gần sông Hồng, đến năm 1615, 
được di dời vào vị trí ngày nay. Nơi đây có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều tượng Phật giá trị, đặc 
biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn và là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. 


Đền Quán Thánh (Hà Nội), tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010 - 1028).
 Nơi đây thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn 
cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa. Bốn ngôi đền đó gồm Đền Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên và
 Quán Thánh. Đền Quán Thánh nằm gần Hồ Tây cùng với Kim Liên và Trấn Quốc tạo nên sự
 hài hoà trong kiến trúc cảnh quan và văn hoá tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của thủ
 đô. 


Đình Chèm là đình của làng Chèm (Thủy Phương), phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm.
 Đình là công trình kiến trúc có nghệ thuật chạm khắc độc đáo, thờ Thượng đẳng Thiên vương 
Lý Ông Trọng (Lý Thân hay Đức Thánh Chèm), một nhân vật huyền thoại và Hoàng phi Bạch 
Tĩnh Cung sống vào thời An Dương Vương. Đình Chèm là một trong những ngôi đình cổ nhất
 Việt Nam. Từ nghìn năm nay, đình Chèm vẫn là nơi thờ cúng tín ngưỡng của người dân ba
 làng gồm làng Hoàng, làng Mạc và làng Chèm (Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm). 


Đình Bảng là một ngôi đình nằm ở làng Đình Bảng (xưa là làng Cổ Pháp), thị xã Từ Sơn (Bắc
 Ninh). Đình được xây dựng vào cuối thế kỷ 18 thờ các vị thành hoàng gồm Cao Sơn Đại 
vương (thần Núi), Thủy Bá Đại vương (thần Nước) và Bách Lệ Đại vương (thần Đất) đồng thời 
thờ sáu vị có công lập lại làng vào thế kỷ 15.


Chùa Tiêu hay còn gọi là chùa Thiên Tâm, Tiêu Sơn tự, nằm trên lưng chừng núi Tiêu thuộc xã 
Tương Giang, huyện Tiên Sơn (Bắc Ninh). Ðây là nơi trụ trì của thiền sư Lý Vạn Hạnh, người đã 
có công nuôi dạy Lý Công Uẩn. 


Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh). Chùa nằm hiện lên với vẻ cổ kính và trang nghiêm và nằm dưới chân
 đê của con sông Cầu thơ mộng. Tên chữ là Ninh Phúc Tự, được xây dựng từ thời vua Trần
 Thánh Tông theo kiểu “nội công ngoại quốc” với một hệ thống các công trình hài hoà, cân xứng
 và sinh động. Đây còn là nơi lưu giữ bức tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay cổ độc nhất vô nhị Việt 
Nam. 


Chùa Cần Linh (Nghệ An), thường được gọi là chùa Sư Nữ, tọa lạc ở phường Cửa Nam, thành 
phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông, xây dựng vào thời Hậu Lê. Năm
 1942, sư bà Diệu Viên đã tổ chức đại tu ngôi chùa, bảo tồn được nhiều tượng cổ. Sau đó đến
 Ni sư Diệu Niệm trong 20 năm trụ trì đã trùng hưng ngôi chùa thành một danh lam xứ Nghệ ngày
 nay. 


Chùa Nhất Trụ (Ninh Bình), được tạo lập năm 995. Vua Lê Đại Hành đã cho dựng cột kinh
 (trụ đá) để khắc kinh dâng nhà Phật và xây dựng theo kiểu chữ Đinh, hướng chính Tây, gồm có 
cột kinh, chính điện, nhà tổ, phòng khách, nhà ăn, tháp… Chùa có tên Nhất Trụ vì trước chùa
 có cột đá cao hơn 3m, tiết diện hình bát giác. Trên thân cột ngoài 3 phần chữ khắc gồm có 
Lạc khoản, Kệ, Kinh còn có các chữ “Đệ tử Thăng Bình Hoàng đế tả đạo” ("Hoàng đế Thăng 
Bình" tức vua Lê Hoàn). Chùa nằm ở vị trí trung tâm, là di tích quan trọng nhất, là nơi tu hành và 
họp bàn việc nước của các nhà sư thế kỉ X như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh. Trải 
qua các thời kì lịch sử của dân tộc, trước thử thách của gió bão, bom đạn chiến tranh, trụ đá vẫn
 còn đứng mãi với thời gian. 


Chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ huyện Trực Ninh (Nam Ðịnh), cách thành phố Nam Định 
15 km về phía Nam. Chùa do Hoà thượng Phạm Quang Tuyên xây dựng tháng 11/1920, có
 quy mô kiến trúc rộng lớn, hài hòa, được kết hợp các yếu tố cổ truyền Việt Nam với kiến
 trúc gothic châu Âu. 


Chùa Đồng Đắc thuộc thôn Đồng Đắc, xã Đồng Hướng (Ninh Bình), là chùa lớn nhất ở vùng 
Công giáo huyện Kim Sơn. Năm 1829, một nhà sư họ Lê đã đến nơi đây và được Doanh 
điền sứ Nguyễn Công Trứ ủng hộ chọn một khu đất cao nhất ở trung tâm xã Đồng Đắc để xây
 dựng chùa. 


Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang là một biểu tượng Phật giáo tâm linh của người dân Quảng Trị. 
Chùa được hình thành từ thời chúa Nguyễn Hoàng khi mới vào Nam lập nghiệp. Đây là một
trong những ngôi tổ đình có mặt sớm nhất và có ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo và văn hóa
 của xứ Đàng Trong. Ngày 15/11/1991, Nhà nước đã chính thức xếp hạng chùa là di tích cấp
quốc gia hạng A1. 


Phóng to Chùa Bửu Long có kiến trúc vừa hoành tráng vừa hiện đại nhưng cũng có nhiều nét cổ
 kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á. Chùa có ảnh hưởng
 của văn minh Phật giáo Ấn Độ thời đại vua Asoka. Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một 
Tịnh Thất có khuôn viên rộng hơn 11 ha, tọa lạc trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai,
 trong công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc tại khu phố Thái Bình 1, phường Long Bình, Quận 9 
(Sài Gòn).
Sưu tầm Internet
Previous
Next Post »