PHẬT GIÁO - MỘT TRIẾT LÝ SỐNG


Kỳ 1: Đại thừa và Tiểu thừa. 
Phật giáo là tôn giáo phổ biến nhất ở Việt nam. Tuy nhiên hiện nay ít ai biết rằng có hai phái trong Phật giáo: một phái gọi là đại thừa có nghĩa là có nhiều người thừa nhận và một phái khác gọi là tiểu thừa tức chỉ có ít người thừa nhận. Với đại thừa thì tôn giáo mang màu sắc bí ẩn, có phần mê tín dị đoan. Phái tiểu thừa thì nhìn nhận Phật giáo như là một khoa học, thậm chí là siêu khoa học. Họ thường dẫn chứng các câu nói của nhà bác học Anhstanh: “Nếu như có một tôn giáo nào được gọi là khoa học thì đó chính là Phật giáo” và “Nơi kết thúc của khoa học mới chỉ là nơi bắt đầu của Phật giáo”. Sự khác nhau giữa hai phái thể hiện ở các điểm sau: 
Thứ nhất: theo phái đại thừa thì có nhiều vị Phật khác nhau và các vị Phật không có lai lịch rõ ràng như Bồ tát quan âm, Phật tổ Như lai…, còn phái tiểu thừa chỉ công nhận 1 vị Phật mà thôi. Vị Phật đó có lai lịch rõ ràng – đó là hoàng tử xứ Nê pan (quên mất tên và thời gian). Chuyện kể rằng hoàng tử sinh ra và lớn lên trong kinh thành với 4 cổng mở ra 4 hướng. Khi đến tuổi thành niên, hoàng tử muốn biết những gì xảy ra bên ngoài kinh thành. Hôm đầu, hoàng tử ra một hướng cổng thì bắt gặp các phu đang còng lưng khuân vác, mồ hôi đầm đìa bèn nhủ thầm: “Kiếp người sao khổ thế, làm lụng chẳng khác gì thân trâu bò”, đây không phải là kiếp sống mà ta lựa chọn, nói rồi quay về kinh thành. Lần khác hoàng tử lần ra hướng cổng khác thì bắt gặp hàng đoàn các cụ già còng lưng dắt díu nhau đi trên đường, mắt mũi thì kèm nhèm, nhiều cụ ốm đau phải nằm cáng và rên rỉ. Hoàng tử lại tự nhủ: “Kiếp người sao khổ thế, già cả bệnh tật…” rồi lại quay vào kinh thành. Lần thứ ba, hoàng tử đến cổng khác và nghe thấy tiếng khóc than rầm trời, hỏi ra mới biết đó là đám tang. Hoàng tử lại nghĩ: “Kiếp người sao khổ thế” rồi lại quay vào kinh thành. Sau một thời gian, hoàng tử lại tò mò không hiểu điều gì chờ đợi ở cổng còn lại nên lại lần ra đó. Ở đó, hoàng tử nhìn thấy một vị sư da dẻ hồng hào, dáng đi khoan thai, vừa đi vừa đọc một cuốn sách, nom vẻ mặt rất viên mãn. Hoàng tử nghĩ bụng: “Đây mới là cuộc sống mà ta lựa chọn”. Từ đó, hoàng tử khước từ cuộc sống hoàng gia và đến ngồi tu dưới gốc cây bồ đề suy nghĩ về sự đời. 

Thứ hai: Nếu như phái đại thừa cho rằng nếu con người phạm lỗi lầm (dù là lỗi lầm gì đi chăng nữa) thì chỉ cần cầu khấn là sẽ được tha thứ, cứ chăm chỉ lễ bái, đốt vàng mã, ăn chay niệm Phật thì khi chết sẽ được lên thiên đàng thì phái tiểu thừa phản đối đốt vàng mã, không nhất thiết phải đi chùa khấn vái mà có thể tu tại gia, không ai có thể gánh vác hộ các tội lỗi mà mọi việc đều tuân theo quy luật nhân quả. Vì vậy, việc cầu may, cầu khấn xá tội, thậm chí cả thắp hương là những việc làm không cần thiết. Việc cần thiết là hàng ngày sống theo các phương châm mà Phật dạy (theo tam nghiệp hay sống 10 điều lành). Như thế chẳng những tâm được an, sức khỏe tốt mà còn giúp cho trí tuệ được khai mở. Họ dẫn ra các thần đồng chẳng qua là những người trí tuệ đã được khai mở. Nếu “tu” được thì ai cũng có thể khai mở trí tuệ và có các khả năng như các thần đồng. Họ cho rằng khả năng của não bộ là rất lớn mà không một cỗ máy tinh vi nào sánh được. Hiện nay, do não bộ bị stress với quá nhiều sự việc vụn vặt mà con người mới chỉ sử dụng khoảng vài phần trăm khả năng của não bộ. Việc tu sẽ giúp não bớt các mối bận tâm không cần thiết, từ đó phát huy được khả năng của mình. 
Thứ ba: nếu theo phái đại thừa thì nhà tu hành phải xuất giới (sống độc thân) thì theo phái tiểu thừa nhà tu hành vẫn có thể có cuộc sống gia đình bình thường. 
Thứ tư: phái đại thừa thường giải thích các sự kiện hiện tượng dưới màu sắc huyền bí thì phái tiểu thừa thiên về giải thích dưới góc độ khoa học. Chẳng hạn phái đại thừa cho rằng khi chết kiếp người sẽ luân chuyển sang các kiếp khác như súc vật, ngã quỷ, Atula, thần thánh…còn phái tiểu thừa không có khái niệm 9 tầng địa ngục, chết là hết. 
Tuy nhiên, cả hai phái đều thống nhất ở quan niệm sắc sắc không không, đời là vô thường, đều cho rằng phút giây màu nhiệm nhất (quan trọng nhất) là hiện tại, đều công nhận thuyết nhân quả và tuân theo thuyết tam nghiệp. Nguyên tắc tối thượng chi phối hành động của phật tử là không làm khổ người cũng như khổ mình. Làm khổ người thể hiện ở những điểm như lừa đảo, nói dối, nói xấu, trộm cắp, mắng chửi, đánh giết, không chung tình hay chỉ đơn giản là nói lời khó nghe….Làm khổ mình như ăn uống vô độ, tham công tiếc việc, sống trác táng, hay tự chuốc lấy hận thù, nóng giận…Thân thể mình do cha mẹ sinh ra đáng giá ngàn vàng và vì thế cần được bảo toàn, chăm sóc, giữ gìn ...
Previous
Next Post »
3 Komentar
avatar

Dọc bài viết của TS P.có nhiều điều hấp dẫn, nhung nhiều chỗ chưa hiểu thấu đáo
Có lẽ phải đưa mọi nguời đến hồ đại lải để TS mở rộng cho mọi nguời hiểu rõ hơn !

Balas
avatar

Cháu được bạn bên chồng mời đến thuyết trình 1 buổi nên có bài này đấy ạ.

Balas
avatar

Bài viết xúc tích qua cảm nhận, viếp tiếp đi

Balas