Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng?

Theo giáo lý nhà Phật, cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên,  cúng vu lan báo hiếu. Việc cúng rằm tháng 7, có thể đến chùa, có thể cúng tại nhà gồm các lễ như: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh.
Vào ngày rằm tháng Bảy, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh - Kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh thôi.
Theo tục lệ của người Việt, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Lễ đầy đủ phải có thêm rượu, trái cây và bình hoa.
Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.
Bàn thờ tổ tiên của người Việt thường có ba bát hương. Bát hương ở giữa là thờ Phật, bát hương bên phải là thờ thần linh thổ công, bát hương bên trái thờ gia tiên.
Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất, sau đó là lễ thần linh và cuối cùng là mâm lễ gia tiên.
Sau khi cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện, bạn có thể tụng kinh niệm Phật. Nếu chưa biết tụng kinh niệm Phật thì đọc bài kinh Vu lan được bán rất nhiều hiện nay tại các chùa.
Tiếp đến là lễ cúng tạ ơn các thần linh và dâng mâm cơm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát, cầu bình an cho gia đình.
Cuối cùng là lễ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội...Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên. Do vậy, nếu có điều kiện, có thể làm một mâm cơm đầy đủ để cúng chúng sinh. Ngoài ra có gạo, muối và cháo loãng cùng những thức ăn vặt mà trẻ con thường ưa thích.
Lễ cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà của bạn. Bạn có thể khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong họ giải thoát khỏi những bám víu trần thế đau khổ, chỉ đường cho họ đến các chùa to miếu lớn để được nương tựa ánh sáng từ bi vô lượng nơi cửa chùa. 
Đốt vàng mã là một hủ tục mê tín có nguồn gốc từ Trung Quốc
Theo các nhà nghiên cứu Phật giáo, tục đốt vàng mã không phải là quan niệm của đạo Phật. Nhìn lại quá khứ, tục đốt, rải vàng mã không phải là của người Việt Nam, mà có nguồn gốc từ Trung Hoa. Dân tộc ta trải qua hằng ngàn năm bị lệ thuộc Trung Hoa nên nhiều tập tục của họ đã lây nhiễm sang ta một cách đương nhiên, bất kể là chuyện tốt hay chuyện xấu. Tục đốt vàng mã cũng từ đó mà có. Họ vừa truyền bá tập tục để mong đồng hóa được dân tộc ta, vừa có mục đích kinh doanh kiếm lợi.
Ngày xá tội vong nhân và lễ Vu lan có phải là một?
Có rất nhiều người nhầm lẫn cho rằng lễ Vu Lan và ngày xá tội vong nhân đều là một, ý chỉ tên gọi khác của Rằm tháng 7. Song trên thực tế, đó lại là hai lễ khác biệt nhau .
Ngày xá tội vong nhân và lễ Vu lan giống nhau là đều có chung nguồn gốc ra đời từ Phật giáo. Hai ngày lễ đều được tổ chức vào Rằm tháng 7 với mục đích thể hiện lòng kính trọng, biết ơn với những tổ tiên và các bậc sinh thành.
Tuy có chung xuất phát điểm nhưng Ngày xá tôi vong nhân và lễ Vu Lan có sự khác biệt rõ ràng về ở điển tích ra đời và phong tục, nghi thức thực hiện của mỗi lễ.Lễ Vu Lan là một trong những đại lễ quan trọng của Phật giáo thường được gọi là “Lễ Vu Bồn” hay là lễ báo hiếu.
Bông hồng cài áo trong lễ Vu lan.
Cả hai lễ đều được tổ chức vào rằm tháng 7 nhưng Ngày xá tội vong nhân thì được người Bắc coi trọng hơn, còn Lễ vu Lan Báo hiếu thì lại phổ biến ở miền Nam và miền Trung. Lễ Vu Lan ngày nay cũng được tổ chức rộng  rãi với quy mô lớn hơn. Bắt đầu từ những ngày đầu tháng 7 âm lịch nhiều ngôi chùa lớn để tổ chức đại lễ, vào kéo dài đến hết tháng.
Sưu tầm
Previous
Next Post »