Nhân Tháng Vu Lan đôi điều về thờ cúng trong gia đình

Chắt Phạm Vĩnh Tuấn Khoa trước mộ cụ nội
( Ảnh chụp ngày 11/8/ 2011 bằng điện thoại )


Forums > Việt Nam - Đất nước và con người > Phong tục tập quán Việt Nam
View Full Version : Phong tục thờ cúng trong gia đình ( * )

Thờ cúng gia tiên

Người Việt Nam coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Đó là biểu hiện của lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn. Tổ tiên bao gồm từ vị thủy tổ lập ra họ đến ông bà cha mẹ. Ở đây có vấn đề họ, mỗi họ có một ông tổ, có họ ghi nhớ được ông tổ từ trên chục đời, thậm chí vào chục đời, có họ lại chỉ biết ông tổ từ bốn năm đời trước. Đó là do vấn đề lịch sử của từng họ.

Những ai là trưởng của một dòng họ, giữ nhà thờ họ, thì thờ cúng từ ông thủy tổ. Còn các chi thứ chỉ thờ cúng ngược lên đến ông tổ bốn đời là cùng ( Cao tổ = kị, tằng = cụ, tổ = ông, khảo = cha ) Nay, trừ nhà trưởng họ các họ lớn phải cúng lễ nhiều tổ tông, còn thì mỗi gia đình chỉ cúng giỗ đến cấp ông nội.
Việc cúng giỗ là cụ thể hoá lòng tưởng nhớ ông bà cha mẹ nên có ý nghĩa tâm linh, trở thành một lễ thức riêng.

Ngày giỗ được tổ chức hằng năm vào đúng ngày tháng người thân qua đời (gọi là kị nhật).

Theo lệ, trong một gia đình thường có những ngày giỗ gần (giỗ cha, mẹ) và ngày giỗ xa (giỗ ông, bà). Mỗi nhà đều có một ban thờ. Ban thờ đặt ở nơi trang trọng nhất nhà. Ở ngoại thành, nhà theo kiểu cổ ba gian, năm gian thì ban thờ bao giờ cũng đặt ở giữa. Ở thành phố, nhà như hình ống, có nhiều nếp theo chiều dọc thì bao giờ ban thờ cũng đặt ở nếp thứ hai (tính từ mặt phố vào, nếp thứ nhất là cửa hàng).
Hiện nay, ở Hà Nội, : Ngày trước chỉ có con trai trưởng mới được làm giỗ, các em thuộc hàng con thứ thì phải đến nhà trưởng để góp giỗ. Nay đã thay đổi quan niệm, nếu tiện thì làm giỗ chung ở nhà trưởng, nếu không thì nhà nào cúng giỗ ở nhà ấy, vì ông bà cha mẹ là chung. Lễ vật dâng cúng là tuỳ tâm, tuỳ hoàn cảnh. Sang thì cỗ bàn thịnh soạn, bình thường thì đĩa xôi, con gà; nghèo khó thì cơm canh… nhưng, dù hoàn cảnh thế nào thì mâm cúng cũng phải có bát cơm quả trứng.
Vậy chúng ta thờ cúng tới ai ?
Những ngày kỵ trong ăm ( Tính từ bác Di )

TÊN, NGÀY MẤT ( Âm lịch ) NƠI AN TÁNG
1/ Phạm Thuận Cần 15 - 04 - Mậu Tý ( 1888 ) Đình Công Hạ Hà Nội
Cao Thị Trà 13 - 12 - Kỷ Hợi ( 1899 ) -nt-
2/ Phạm Như Xuân 11 - 11 - Canh Thân ( 1920 ) Nhân Chính – Hà Nội
Trịnh Thị Lâm 28 – 11 - Ất Mão ( 1915 ) -nt-
3/ Phạm văn Nghĩa * 26 – 10 – Mất còn nhỏ không rõ năm Không rõ
Phạm Chi Lễ 21 – 06 - Tân Mùi ( 1931 ) Nhân Chính – Hà Nội
Lê thị Cả 02 – 09 - Canh Thìn ( 1960 ) -nt-
Phạm Thị Chi * 08 – 04 - Kỷ Dậu ( 1909 ) -nt-
4/ Phạm Vĩnh Quang 02 – 01 - Tân Mùi ( 1991 ) Văn Điển - Hà Nội
Nguyễn thị Ngọ 27 – 10 – Tân Mùi ( 1931 ) Nhân Chính – Hà Nội
Phạm Thị Yến 25 – 09 - Nhâm Ngọ ( 2002 ) Văn Điển - Hà Nội
* Anh, em ruột của cụ Phạm Chi Lễ, mất khi chưa có gia đình riêng ( Bà Cô, Ông Mãnh )
Previous
Next Post »
3 Komentar
Nhận xét này đã bị tác giả xóa. - Hapus
avatar

Ngày giỗ ghi trên blog là ngày dương lịch hay âm lịch

Balas
avatar

Ngày mất được tính theo âm lịch nhu đã ghi, cụ Thuận Cần còn có người chị cả là sư bà Tâm, tu tại chùa do cha mẹ xây :o Dốc Thọ Lão, 1960 bị phá để xây khu tập thể cho NM Dệt Kim Đông Xuân, tượng cụ được đưa về chùa Dâu, cụ chủ trì chùa Khoang, mộ cụ được để trong tháp : Cao Bình Thủy Tháp

Balas