Nhân ngày giỗ cụ Lê Thị Cả, ngày 2 tháng 9 năm Canh Dần ( 9/10/2010 )

1879 - 1960

Đã hơn 50 năm, tối hôm đó sau khi chuẩn bị tư trang để mai đi nhận công tác ở Khu Tự Trị Thái Mèo, tôi đã ra gặp cụ :
“ Bà ơi, mai cháu đi làm việc ở Sơn La, bà ở nhà giữ sức khỏe bà nhớ,bao giờ được về phép, cháu lại về với bà ! “
" Cha ......thằng Trâ, thăng Oa, thằng Tru..chẳng biết chúng mày làm vương tước gì mà để người ta điều cháu bà đi tận Sơn La, đứa nào đâu đưa tao xuống nhà anh Bảo . . . . “
Trước sự “ Nổi giận “ của cụ tôi sợ quá vội lủi vào nhà trong, mới đến khu nhà thờ, thì thấy bố tôi ( Cụ Quang ) chạy ra : “ Cậu làm gì để bà làm ầm lến thế ? ... “ đồng thời ông đuổi kịp cụ ở gần của, chẳng biết hai mẹ con nói với nhau những gì, chỉ thấy hai người đi vào
Sáng hôm sau, tôi ra ngoài nhà, đã thấy cụ ngồi uống trà như thường lệ, hai tay đang ôm lấy chén nước nóng úp lên mắt, thấy tôi cụ nói : “ Cha bố anh, anh giám bỏ bà tự nguyện đi Sơn La phải không ? Thôi cháu đã muốn vậy, bà chẳng ép, bà chỉ có ( Cụ mở ruột tượng lấy ra tờ 5 đồng ) năm xu cho cháu đi đường uống nước, nhớ làm sao bằng anh bằng em con nhớ , đi đâu có đền thờ miếu mạo, đừng có phỉ báng các ngài, bao giờ được về phép về với bà . . . " Chẳng ngờ, đấy là lần cuối cùng, tôi tiếp xúc với cụ ...
Độ gần một năm sau, tôi nhận được thơ của bố tôi, ông cho biết cụ đã về với tổ tiên vào ngày này, đến lúc từ giã cõi đời, cụ chưa hề nhờ vả con cháu
Hình ảnh,ứng sử của cụ đã theo tôi cho đến ngày nay kể cả những năm tháng gian khó ở chiến trường, những năm tháng chật vật với cuộc sống nghèo nàn
Sau khi nghỉ hưu, tôi đã gặp bà con trong dòng họ và được biết nhiều về cụ :
a/ Ông Phạm kỳ Nghiêm, trưởng tộc, người anh em thúc bá năm đời của tôi, mỗi lần gặp thường nhắc :
“ Vào những năm 40 khi bố mình mất, cô năm Lưu đi Pháp sống với chồng con, mình chẳng biết sẽ sống với ai, thì bà gọi mình về sống với bà ở Phúc Kiến, bà và thím rất quan tâm đến mình, mình coi đây như nhà mình, sống thoải mái với Trinh, Viên . . .
b/ Ông Trang con cụ Đoan cũng thường hay nói “ Trước đây gia đình mình nghèo lắm, có một hôm bố mình bảo : “ Mày đến bà Tú bảo gì, mình lến gặp bà, rẩt sợ những bà đưa quần áo của thằng Tường cho mình mặc, bà còn bảo cô Thuận đưa mình ra hàng Vải mua mấy bộ đồ may sẵn và không quyên giận cô Thuận “ Cháu nó thích loại nào, may cho nó hai bộ . . .”
c/ Bà Thìn con cụ Phúc lại khoe với tôi và ông Đào : “ Mỗi lần theo mẹ lên chúc tết bà, bà còn mừng tuổi cho ăn mứt sen, nhà mình chẳng bao giờ có mứt sen, chỉ mong được lên chúc tết bà để được ăn mứt sen . . .’
d/ Khi đi xác minh nguồn tin, ông vua nước láng giềng có mẹ là người VN liên quan tới dòng họ, tôi đã gặp Bà Liên câu đầu tiên chị nói : “ Em có biết không, nhưng năm trước cách mạng, chị thường theo bố đến chúc tết bà, bà chẳng những mừng tuổi mà còn cho quà, đặc biệt là cho quả hồng khô, lần đầu tiên chị mới được ăn, năm 1956 khi anh hết nhiệm kỳ ở sứ quán VN tại TQ, chị về nước có đến thăm bà và không quyên mang theo mấy quả hồng khô biếu bà, bà còn nói thế là cháu vẫn nhớ đến bà . . .

e/ Còn bà Hoàng Thị Nhân người chiến sỹ thành Hoàng Diệu ( Sau này là Phó chủ tịch Hội LHPN thành Hà Nội ) mỗi lần gặp, bà thường nhắc tôi : “ Giỗ bà nhớ nhắc chị đến thăp hương cho bà. . . “ năm 1998 với tuổi 90 tuy đã bị di chứng của xuất huyết não, đi lại khó khăn, bà cũng leo được đến tầng 4 để thắp hương cho cụ Tú và không quyên nhắc tới những ngày sống ở 53 Phúc Kiến

g/ Hình ảnh dưới đây, ngày giỗ cụ năm 2003 ở nhà bà Nhu đông đủ các cháu nội ngoại, khi triệu tập các vị tôi không khỏi băn khoăn, liệu mọi người có đến không ? Đa số đã ở lứa tuổi 80 – 90, sức khỏe thất thường, không kể 1 số vị lúc nào cũng có thể đưa ra lý do “ Hôm nay TW mời . . .“. Khi đi mời có nhưng vị đến 60 năm tôi không gặp, vừa trông thấy tôi ông đã nói : “ Mày hao hao giống thằng Tường, tao với thằng Tường , thằng Thanh ngay sưa thân với nhau lắm . . “


Bà ơi, chúng cháu nội, ngoại bao giờ cũng nhớ tới bà, hàng năm theo thông lệ, chúng cháu vẫn đến thắp hương cho ông bà, các chắt, chút của cụ dù ở phương trời nào, khi về thăm quê hương cũng đến thăm các cụ. Đấy là truyền thống của dòng họ, của người Tràng An và của nguời dân Việt Nam, lúc nào cũng nghĩ về cội nguồn


Trong nhũng ngày kỷ niệm quê hương Thăng Long ngàn năm tuổi, cháu có vài lời gửi tới bà và coi đây là nén hướng thơm để bà luôn phù hộ độ trì cho chúng cháu những người cháu, chắt, chút luôn nhớ tơi bà
Previous
Next Post »
2 Komentar
avatar

Rất tiếc là Chị Vinh và vợ chồng Phương & Lương không thể tham gia Nhân ngày giỗ lần thứ 50 của cụ Lê thị Cả tức cụ Tú bà vì bên nhà chồng chị Vinh phải tổ chức tang lễ cho cô em gái của Anh Việt vừa qua đời.

Balas
avatar

Cháu là chắt của Cụ Cả, đã sống cùng với Cụ hồi 3, 4 tuổi ở 53 Lãn ông và có 1 ảnh 2 Cụ cháu chụp chung ở trên gác 2 rất tiếc đã bị thất lạc. Hồi đó Cụ đã rất nhiều tuổi, lưng còng hẳn xuống nhưng vẫn cõng cháu đi từ trong ra ngoài rồi từ ngoài vào trong (mà cháu thì béo tốt, có nhẹ gì đâu - nhà Lãn ông thì dài dằng đặc). Cháu nhớ Cụ lúc nào cũng làm việc, luôn chân luôn tay, quán xuyến mọi việc. Khi Cụ mất, bố mẹ mặc cho bộ áo dài kim tuyến dắt đến trước giường Cụ và bảo cháu quỳ lạy tạ Cụ. Mẹ cháu kể rất nhiều về Cụ và rất quý Cụ. Rất tiếc là nghề thuốc của Cụ quá ít người trong họ còn theo đuổi và giữ gìn.

Balas