Đâu còn con chim " SƠN CA " của gia đình !


Mới 7 tuổi, chị đã phải xa rời ba mẹ, từ Sài Gòn về Hà Nội đúng đêm giao thừa năm 1939 ( Ngày cuối cùng của năm Mậu Dần ), kể từ đó chị sống với Bà nội, các chú và các anh chị em ruột thịt ( Do thân mẫu bị lao nặng, không muốn con bị lây bệnh, song thân đã rứt ruột để chị về Hà Nội, và chưa đầy 1 năm,thân mẫu đã từ biệt thế giới này )
Cách mạng tháng tám thành công ( 1945 ) chị trở thành đội viên thiếu niên của trường cấp 2 Pham Chu Trinh ( Phố Nguyễn Thái Học ngày nay ), người phụ trách đội thiếu niên của chị lúc đó là Giao sư Đặng Bích Hà
Ở phố Phúc Kiến, chị cũng tham gia đội thiếu niên của khu phố cùng với các chi : Khiêm, Tốn, Nghi, Tảo, Thanh ..., tối nào đội cũng tập quân sự, với trang phục mũ ca lô, áo lụa mầu nâu non, quần thâm buộc túm ở cổ chân, cùng đôi dép cao su “ Con Hổ “, vai đeo khẩu súng trường bằng gỗ, các chị tập: Quay phải, quay trái, đằng sau quay, tập bắn đứng, bắn ngồi và nằm bắn. . Bọn “ Nhóc “ chúng tôi say sưa đứng xem, phục sát đất ! Chẳng những vậy, các chị còn tập hát, tập múa để góp vui trong các buổi họp mặt của nhân dân hay những buổi thi biểu diên văn nghệ của tiểu khu Đông Thành Liên khu một thời đó ( Nay là quận Hoàn Kiếm ) do hay hát, với chất giọng tự nhiên, chi buông câu nhả chữ rất “ Tròn vành, rõ chữ “ , những nốt lên cao chị hát tự nhiên không phải “ Vận khí “ như sau này có một thời thịnh hành lối hát “ Cộng minh “ . . .và từ đó chị trở thành “ Chim sơn ca “ của đội, ngoài ra chị cùng các bạn trình diễn điệu múa “ Tiên múa ca “ đã giành giải nhất trong buổi thi văn nghệ toàn tiểu khu trong dịp rằm tháng tám năm 1946 tại nhà Khai trí tiến đức phố hàng Quạt ( Điệu múa này cũng được bác Anh “ Phục hồi “ và cùng với các chị Lợi, Huyền ( Huyền lùn ) . . . . biểu diễn chào mừng Xuân 1948 tại khu chợ Kim Tân - Thạch Thành - Thanh Hóa, rằm tháng tám năm 1953, tôi lại được xem lại điệu múa này ở rạp Lửa Hồng phố Hàng Trống trong dịp Hội Hướng Đạo Hà Nội tổ chức liên hoan cho các bầy Sói của hội ) . Tôi cũng rất vinh dự dược tham gia biểu diễn văn nghệ cùng thời với chị trên các sân khấu : Đình Lãn Ông, đình Hàng Vải, ngã 5 Cửa Đông, được xác nhận “ là diễn viên nhí “ xuất sắc trong đêm liên hoan mừng trung thu năm 1946 ở nhà Khai trí tiến đức phố hàng Quạt
Toàn quốc kháng chiến, chị cùng với bà nội đi tản cư với chị Mật ở vùng Phố Cò- Xóm Sắn ( Sông Công Thái Nguyên ),đến giữa năm 1949 chị về sống cùng các chị ruột ở khu ATK của LK 3 gần vực Chùa Ông - chợ Dầu Kim Bảng, chúng tôi thường hay gặp chị mỗi khi chị về Hữu Vĩnh thăm bà và gia đình
Tháng 3 năm 1950 khi quân đọi Pháp mở chiến dịch Hà Nam Ninh, gia đình bị kẹt vì quân Pháp chiến giữ khu vực chùa Hương, sau 1 ngày di tản vào rừng đến chập tối gia đình mới tập trung lại, đi về khu vực xã Yên Sơn, chờ đò qua sông Đáy ở bến Vãng Sơn, trong khi chờ đợi ở bờ sông, tôi rét run, chị đã cở ba lô lấy chiếc áo trấn thủ cho tôi mặc, qua sông tiết trời ấm hơn, tôi hoàn lại chi chiếc áo và chị chia tay chúng tôi, đến trường Sư phạm Liên Khu 3, gia đình tôi lại tiếp tục qua xã Khả Phong, Khả Lễ, qua làng Nhôi, chợ Dầu để về lại thôn Hữu Vĩnh . Sau này chúng tôi được biết : Tốt nghiệp Sư phạm chị về dạy ở vùng Nam Trực, Trực Ninh thuộc Nam Định, đây là vùng địch hậu ( Ban ngày địch kiểm soát, tôi ta kiểm soát )
Tháng 10/1954 chị trở về với bộ quân phục “ anh” bộ đội cụ Hồ, mũ cứng bọc vải có lướii nguy trang, chân đi đôi giầy ba ta, trên ngực lấp lánh Kỷ Niệm Kháng Chiến, lúc này chị công tác ở Cục Địch Vận Bộ Quốc Phòng
Tháng 3/1955 chị nhờ tôi đèo đến trường Trung cấp kỹ thuật 1 ( Trường Kỹ nghệ phố Quang Trung ) nộp đơn thi tuyển vào trường, ít lâu sau, tôi lại đèo chị đi thi , khoảng 1 tháng sau, chị cho biết đã đỗ
Tốt nghiệp ra trường, chị về làm việc ở Công ty điện lực Hà Nội,sau đó tiếp tục học Đại học, là trưởng phòng KCS của Cty thiết bị đo đếm điện, đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp thành phố và là Đảng ủy viên của Công ty, chị đã được tặng thưởng Huân Chương Kháng Chiến chống Mỹ Hạng Nhất


Khi nghỉ hưu chi vẫn thường xuyên cùng chị em đội viên ngày trước, lại múa hát như ngày nào, năm 1999 nhân ngày mừng thọ Cụ Phạm Vĩnh Hanh 80 tuổi, chi lại đứng lên hát, vẫn như thủa nào, tiếng hát vẫn trong không đục, tuy giọng có yếu hơn trước, vì đã là U 70 rồi, lâu lắm chúng tôi lại được nghe tiếng hát của chị
Mùng 4 tết năm 2008 vợ chồng tôi có đến thăm chị khi biết chị đã mắc bệnh hiểm nghèo, biết tính chị, chúng tôi không nhắc gì đến bệnh tật, trao đổi thân tình và chị cho biết chị đang âm thầm dũng cảm chiến đấu với bệnh !
Sau nhiều lần điều trị ,bệnh ngày càng nặng và tháng 9 vừa qua, chị đã nằm tại chỗ không đi lại được, chúng tôi đến thăm, chị vẫn vui vẻ trò chuyện, tôi đã nhắc lại những kỷ niệm xưa và không quyên nhắc lại 1 vài thông tin cố tình nói sai, chị đã điều chirnh lại ngay, chị vẫn còn minh mẫn,ngày 15/10 tôi lại đến thăm chị, lúc này chị đã không còn tỉnh, vật vã với thuốc giảm đau và đã có biểu hiện sự sống đang tắt dần !
Ngày 19/9 tôi lại đến thăm chị sau 9 tiếng chị đã chút hơi thở cuối cùng
Một con người hết lòng vì chồng con, hòa nhã, kín đáo, nhẹ nhàng trong ứng sử, thận trọng ngay từng câu nói, gan dạ chiến đấu với bệnh tật, khó khăn - không 1 lời kêu ca oán thán, luôn có nghị lực . Phải chăng đấy cũng thể hiện phần nào những đặc tính của người phụ nữ Tràng An
Tôi viết mấy điều này, nhân hôm nay gia đình tổ chức đưa chị đến nơi an nghỉ cuối cùng, âu cũng là nén hương tưởng nhớ chị, mong chị an giấc ngàn thu !
Nếu có nhớ tới trần gian, mong chị hãy phụ hồ độ trì cho chồng, con, mạnh khỏe, gia đình an khang.
VĨNH BIỆT CHỊ !
Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

NHớ mãi mãi chị Chu Sa

Di&Chi

Balas