Vài dòng về Nhân Điện




Đại tá Bác sĩ Lương Đình Dụ đang chữa bệnh bằng nhân điện theo phương pháp gần


Nhân bài của Tuấn Minh về Nhân Điện, tôi cung cấp thêm những thông tin khách quan và khái niệm cơ bản về phương pháp tạm gọi là “trị bệnh” mới này. Không rõ cho đến nay ngành y tế VN đã cho phép phổ biến áp dụng Nhân điện một cách rộng rãi ở nước ta chưa? nhưng từ lâu, ngay các chuyên gia y tế VN cũng đã sử dụng phương pháp này để hỗ trợ chữa trị bệnh tật chức năng và đã thu được các kết quả nhất định ban đầu. Hiện nay ở nước ta cũng đã hình thành các CLB về Nhân Điện và nhiều lớp Nhân điện cũng đã mở ở nơi này , nơi kia và cũng có nhiều người theo học. Không nhằm mục đích cổ võ và tuyên truyền cho phương pháp này, mà bài của Tuấn Minh gợi ý chi họ chúng ta nếu ai quan tâm có thể tham gia học hỏi không phải là để chữa bệnh thay bác sĩ và bệnh viện một cách thiếu hiểu biết tường tận về bản chất khoa học, mà theo hiểu biết nông cạn của tôi chủ yếu là tìm một trong nhiều phương pháp đơn giản không tốn kém hỗ trợ, để tự mình có thể luyện tập vận dụng năng lượng bản thân tự giải tỏa căng thẳng về tinh thần (stress ) hay giảm những cơn đau nhức của bệnh tật chức năng ( khác với bệnh tật thực thể ) và khi thông thạo có thể giúp đỡ người khác, hay nhờ người khác giúp mình điều này có liên quan đến phương pháp "thiền” của nhân điện và ý nghĩa xã hội là “ năng lượng tình thương “


  1. Dư luận về Nhân Điện

Chữa bệnh bằng nhân điện: Chỉ nên coi là phương pháp hỗ trợ


(LĐ) - Những bác sĩ từng dùng nhân điện chữa bệnh cho hàng ngàn người vẫn thận trọng cho rằng, đây không phải là phương pháp chính thống, cần được nghiên cứu. Ngay cả khi chữa, cũng cần căn cứ trên bệnh án chính xác, cụ thể chứ không phải ai cũng "thử" được.




Những ý kiến khác nhau của các nhà chuyên môn hy vọng giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan về vấn đề này.
Buổi toạ đàm "Nhân điện có chữa được bệnh" do Báo Khoa học - Đời sống tổ chức sáng 17.5 có mặt những bác sĩ đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp này thời gian 10 - 15 năm. Bác sĩ Nguyễn Quang Huy - nguyên bác sĩ đa khoa cấp II BV Hữu nghị Việt-Xô - cho biết, ông đã áp dụng phương pháp này được 9 năm và thành công đối với khá nhiều ca bệnh.
Bệnh nhân ngồi trước mặt, ông truyền năng lượng từ 3 - 5 phút, thời gian điều trị tuỳ theo bệnh. Nhưng người bệnh phải thấm 3 nguyên tắc: Có lòng tin, không sử dụng rượu, bia trong thời gian đó, điều trị liên tục. Và ông đã thành công với các ca bệnh zona thần kinh, tắc tuyến lệ, sỏi thận, xơ gan, ung thư buồng trứng...
Thậm chí, BS Huy tự tin rằng đã tác động thành công để bệnh nhân ra khỏi tình trạng hôn mê do chấn thương sọ não. Hiệu quả bất ngờ khiến lúc đầu chính ông cũng khó tin. Nhưng BS Huy khẳng định, ông chỉ dám nhận bệnh nhân trên cơ sở được biết chính xác bệnh gì.
GS Dương Xuân Đạm - nguyên Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Viện 108, người đã có kinh nghiệm 40 năm ứng dụng các nhân tố vật lý chữa bệnh - khẳng định: "Phương pháp dùng dòng điện, điện trường chữa bệnh đã được coi là bộ môn khoa học chính thống. Tôi không phản bác, nhưng thấy chữa bệnh bằng nhân điện thì chưa thuyết phục, nên thận trọng.
Bởi hiện nay chưa ai chứng minh được rõ ràng, điều trị bằng nhân điện phải ở cường độ nào mới có tác dụng, tác dụng những bệnh gì. Thậm chí bản chất nhân điện là gì, cũng chưa có định nghĩa chính thống. Ông tổ của y học Hypocrat khẳng định, cơ thể có khả năng tự điều chỉnh, 70 - 75% bệnh trong cơ thể có khả năng tự khỏi.
Do vậy, không nên coi chữa bệnh bằng nhân điện là phương pháp duy nhất. Những phương pháp chữa bệnh không có hại, không mang màu sắc mê tín, cũng nên nghiên cứu ứng dụng".
Cùng chung quan điểm với GS Đạm, GS Nguyễn Ngọc Kha - nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Bệnh viện K - cho rằng: "Người VN chưa có thói quen thư dãn, và chưa ý thức được tầm quan trọng của sự cân bằng hưng phấn - ức chế. Trên thế giới, đã có rất nhiều phương pháp chữa bệnh dựa trên nguyên tắc giúp cơ thể tự điều chỉnh cân bằng.
Dùng nhân điện tác động vào cơ thể cũng cần chính xác như phẫu thuật. Nếu không biết bệnh mà nhắm mắt tác động nhân điện thì có khi còn lợi bất cập hại". Theo GS Kha, để ứng dụng rộng rãi, cần phải chứng minh được cơ chế tác động của nhân điện tới cơ thể ra sao, làm thế nào điều khiển được nhân điện.
Đại tá - BS Lương Đình Du - Chủ nhiệm Bộ môn Nhân điện, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người - đã nghiên cứu phương pháp này 17 năm. Thời điểm ít nhất ông chữa cho khoảng 2.000 người/năm, cao nhất là 6.000 người/năm, thậm chí còn thành công đối với những ca bệnh ở cách xa VN nửa vòng trái đất.
Theo BS Du, phương pháp này không phải là tâm linh mà là hình thức châm cứu bằng năng lượng vào các cơ quan, là tác động làm tăng lưu thông máu huyết, tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng, chống bệnh. Có thể nói nôm na là "viện trợ", có tính chất hỗ trợ để cơ thể tự dần hồi phục.
Ngay hình thức chữa bệnh qua tiếp xúc mà các nhà ngoại cảm cũng là kiểu chữa trị lâu đời và đơn giản nhất. Một bàn tay của người có uy tín, nhân hậu đặt lên vai, lên tay người đang bị đau yếu, cử chỉ này lập tức có giá trị trấn an.
Nhà khoa học đầu ngành ở VN - GS-TSKH Lê Thế Trung năm 2005 từng là Chủ tịch HĐKH nghiệm thu đề tài "Bước đầu tìm hiểu khả năng làm giảm cơn đau các loại bằng phương pháp nhân điện" của BS Lương Đình Du. Có mặt tại buổi toạ đàm, GS vẫn nhắc lại ý kiến mà ông đã nói nhiều năm trước: "Cá nhân tôi ủng hộ phương pháp nhân điện, dù kết quả chỉ đạt được tối đa 60 - 70%. Xác định hiệu quả giảm đau còn phải xem xét đến khả năng giảm theo thang đo ra sao, thời gian tác động và định lượng".

Phương pháp chữa bệnh bằng nhân điện không giống như dùng thuốc chữa vào điểm đau mà là một dạng tương tác truyền năng lượng mà khoa học chưa giải thích được, nhưng nó đã được áp dụng từ lâu. Có 2 hình thức chữa bệnh là chữa qua tiếp xúc và từ xa. Chữa trực tiếp thường là tác động bằng tay qua da người bệnh. Chữa bệnh từ xa được thực hiện khi không có mặt người bệnh, thậm chí có thể không biết đến sự chữa trị đang được thực hiện. Năng lượng ở đây dược truyền đi dưới dạng như điện tín.

Lương Đình Du

Quang Duy

Lao Động số 112 Ngày 18/05/2007


B. Vài nét về nhân điện :

Nhân điện ( Human electricty ) nôm na là năng lượng của con người thu hút được trong vũ trụ (universal ), sở dĩ gọi là điện vì năng lượng này có thể luân lưu trong cơ thể chúng ta và có thể truyền cho người khác, giống như tính chất của dòng điện công nghiệp ( elctricity current ), nhưng chắc cường độ rất nhỏ . Việc tìm ra nhân điện có từ xa xưa, cách đây 5000 năm trước Công Nguyên ở Ấn Độ gọi năng lượng này là Prana, nguồn sống căn bản của mọi sinh vật. Ở Trung Quốc từ thiên niên kỷ thứ 3 trước CN gọi là “Qi” ( Khí )… Hậu thế kỷ 20 cũng có nhiều công trình nghiện cứu về dạng năng lượng này và gọi bằng các tên khác nhau, theo một chuyên gia về lĩnh vực này thì Nhân điện có 2 nhiệm vụ chính :


- Thứ nhất giúp cơ thể phục hồi tình trạng nguyên thủy của nó nhanh chóng
- Thứ nhì giúp tăng cường kháng thể cho cơ thể


Luân xa ( Chakras )


Cơ thể con người có nhiều trung tâm giao điểm sinh lực của các dây thần kinh mà trong khoa châm cứu còn gọi là huyệt hay đại huyệt( main nerves point ), theo từ ngữ của Phật Giáo gọi các đại huyệt này là Luân xa ( Chakras ), phần lớn các đại huyệt nằm dọc xương sống và phần trước mặt đối xứng với cột xương sống. Luân là chuyển đổi, Xa là quay, vì mỗi luân xa có ảnh hưởng đến một số bộ phận của cơ thể, học nhân điện để ta biết cách khai mở và kích họat các luồng năng lượng có trong cơ thể hỗ trợ cho sự giảm stress và chữa bệnh. Khoa nhân điện chỉ chú trọng 7 luân xa nằm giữa trán, đỉnh đầu và nằm dọc theo cột xương sống. Nếu đi từ đỉnh đầu xuông dưới, theo thứ tự có các luân xa sau :


- Luân xa 7 nằm ngay trên đỉnh đầu

- Luân xa 6 nằm trên đường thẳng chạy dọc giữa trán và cách hai lông mày khỏang 1 phân

- Luân xa 5 nằm ở dưới đốt xương sống gồ cao ở cổ

- Luân xa 4 nằm trên cột sống ngang trái tim

- Luân xa 3 nằm trên cột sống ngang thắt lưng đối xứng với rốn

- Luân xa 2 nằm ở gần cuối cột sống, gần cuối xương cùn ( trực tràng )

- Luân xa 1 nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục, ở sâu bên trong





Vì luân xa 1 chứa năng lượng tiềm tàng so với các luân xa khác nên nếu khai thông và kích họat một cách thiếu phương pháp sẽ dẫn đến tác hại là “ tầu hỏa nhập ma “, do đó khi học các giảng viên khuyên không quan tâm đến luân xa 1.

Thiền ( Meditation )

Thiền trong nhân điện thực chất là môt trong những phương pháp tĩnh tâm, nghĩa là làm cho đầu óc không xuy nghĩ hỗn độn, mà tập trung vào một điểm hay một vấn đề nào đó ( chủ yếu là luân xa 7 ) , lúc này tần số rung động của não mới có thể xuống thấp ngang bằng tần số của năng lượng vũ trụ để cơ thể con người có thể tiếp nhận được. Khoa nhân điện không quan trọng hóa tư thế thiền, thởi điểm thiền mà quan tâm đến cách hít,thở và tập trung tư tưởng. Ý nghĩa của Thiền là dùng năng lực tinh thần để hỗ trợ chữa cho mình và giúp người khác tự chữa bệnh. Bệnh là một khái niệm rộng, bệnh chức năng là những bệnh không có tổn thương thực thể của cơ thể ( nếu có tổn thương là bệnh thực thể); xuy nhược thần kinh, mất ngủ là thường gặp.

Phải học qua nhiều khóa mới có thể giúp người khác chữa bệnh , nên ở đây không nêu được.


Kết luận


Do Nhân điện và tác dụng của nhân điện còn tranh cãi, chúng ta chỉ nên xem là một phương pháp y học bổ xung đễ chữa các bệnh chức năng, không xem thường mà cũng không đề cao quá, khi hiểu biết bản chất khoa học của chúng ta về lĩnh vực này còn rất hạn hẹp.Nhân điện đòi hỏi phải thường xuyên tập luyện mới phát huy được tác dụng....


( Tham khảo thêm trên mạng )

Previous
Next Post »