Nhân ngày Môi Trường Thế Giới



Hôm nay 5/6/2009 là Ngày Môi Trường Thế Giới. Đại Hội đồng Liên hợp quốc sáng lập Ngày này vào năm 1972, đánh dấu ngày khai mạc Hội nghị Stockholm về Môi trường con người (5/6/1972), đây cũng là ngày Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ra đời.
Hàng năm, vào ngày 5/6, Đại hội đồng Liên hợp quốc chọn một thành phố làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm chính thức với mục đích tập trung sự chú ý của toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường, khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường.. Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2009 là: “Trái Đất cần chúng ta! Hãy liên kết chống lại biến đổi khí hậu” (Your planet needs YOU unite to combat climate change) và Mêhicô được lựa chọn làm địa điểm tổ chức Lễ kỷ niệm quốc tế sự kiện môi trường quan trọng này. Ở Việt Nam, thành phố Hải Phòng được chọn là nơi tổ chức lễ kỷ niệm và các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2009.

Việt Nam đã tham gia và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới từ năm 1982, năm 1991 VN đã thiết lập “ Kế họach quốc gia về môi trường và phát triễn bền vững, khuôn khổ hành động” . Năm 1994 Luật Bảo Vệ Môi Trường của VN bắt đầu có hiệu lực. Trong cuộc sống hàng ngày, trên các phương tiện báo chí phát thanh, truyền hình vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường đã được tuyên truyền và được NN và nhân dân ngày càng quan tâm nhiều. Trong nhiều thập kỷ gần đấy, ở nước ta vấn đề giám sát và đánh giá tác hại của các công trình xây dựng, của các xí nghiệp đối với ô nhiễm môi trường ngày càng được quan tâm như : xả chất thải làm ô nhiễm các nguồn nước sạch như Vụ Vedan làm ô nhiễm sông Thị Vải ở miền nam, hay vụ nhiều người bị bệnh ung thư ở vùng ven một nhà máy hóa chất ở miền Bắc, vấn đề phát thải nhiều khí carbon gây hiệu ứng nhà kính, vần đề thực phẩm an tòan và sạch v.v….Không thể kể hết những tác hại do con người trong nước và thế giới làm hủy họai môi trường thiên nhiên, trong đó hậu quả nặng nề nhất là trong quá trình sinh họat và sản xuất lòai người đã phát thải nhiều chất độc hại và khí gây hiệu ứng nhà kính vào môi trường, gây hiện tượng làm nhiệt độ trái đất ngày càng tăng cao dẫn đến Biến đổi khí hậu tòan cấu (Climate Change ), làm tan các núi băng ở Bắc và Nam Cực, dẫn đến nước biển dâng đe dọa ngập mặn và ngập chìm nhiều vùng ven biển của VN và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Xuất phát từ nhận thức trên, nên sau khi về hưu ngòai việc tham gia các công việc để tăng thu nhập bổ xung vào lương hưu còn thấp, tôi đã cố gắng mong muốn và viết một quyển sách với chủ đề là " Phát triển năng lượng VN với bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng “, vì thấy rằng việc sản xuất điện năng tiêu thụ nhiều nhiên liệu sơ cấp như than., dầu , khí nên sản ra các khí gây hiệu ứng nhà kính với tỷ lệ cao so với các ngành kinh tế quốc dân khác,vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường chính ngành năng lượng cần quan tâm trước hết. Tuy điện năng là một dạng năng lượng sạch ( là dạng năng lựong thứ cấp được sản sinh ra từ các dạng năng lượng sơ cấp như than, dầu , khí ) nên Hội nghị Năng lượng quốc tế CEPSI lần thứ 11 tổ chức tại Kualampur ( Malaysia ) năm 1996 đã đua ra khẩu hiệu “ Điện năng – sự lựa chọn thông minh cho môi trường . Nhưng chì 2 năm sau tại HN Năng lượng quốc tế CEPSI lần thứ 12 năm 1998 tổ chức tại Pattaya lại đưa ra khẩu hiệu : “ Điện – thách thức đối với sự phát triển bền vững “. Chúng ta thừơng nghe nói đến thuật ngữ phát triển bền vững, nhưng chưa chắc đã hiểu hết ý nghĩa của nó, theo Ủy Ban thế giới về môi trường và phát triển (WECD) thì : “ Phát triển bền vững là việc thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu cho thế hệ tướng lai

Do khó khăn về tài chính không thể tự liên hệ xuất bản nên tôi đã gửi tài liệu đã viết trên cho Trung Tâm NC KHCN và Máy Tính của Tổng Công Ty Điện Lực VN (EVN), sau một thời gian phản biện, chỉnh lý, rút gọn tháng 12/2001 tài liệu trên đã được EVN cho in dưới dạng quyển sách nhỏ phổ biến trong ngành( xem ảnh ), tài liệu nhỏ bé này đã được các Phòng an tòan của các cơ sở điện lực và các tổ chức giáo dục và công đòan quan tâm.



Do nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, ngành năng lượng VN cũng đang gặp nhiều thách thức về phát triển nguồn điện cả về vốn và công nghệ, vì vậy NN đã có chủ trương phát triển Điện Nguyên Tử ở VN sau 2010 để góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính vào môi trường. Tuy vậy vấn đề an tòan cho con người và cho môi trường ở khía cạnh an tòan bức xạ hạt nhân rất đáng được quan tâm hàng đầu trong điều kiện VN còn thiếu nhiều nhân lực và kinh nghiệm về dạng năng lượng cao cấp này, tuy VN vinh dự là một trong những nước đang phát triển đã có Lò phản ừng thực nghiệm ở Đà Lạt, nhưng công suất cùa lò này chỉ bằng 1/4000 công suất của lò phản ứng dự kiến áp dụng cho NMĐNT đầu tiên của VN sẽ xây dựng vào khỏang năm 2020 (250Kw/1000Mw), nên theo yếu cầu góp ý của Hội Điện Lực VN thông qua Trung tâm Tư Vấn và Phát triển Điện ở Tp HCM, ngày 30/8/2008 tôi đã viết tham luận về chủ đề “Một số ý kiến về xây dựng NMĐNT ở VN" trong đó có nhấn mạnh không phải chỉ quan tâm chọn công nghệ Lò phản ứng, mà nên quan tâm đến tự chủ về nhiên liệu hạt nhân cung cấp cho việc sản xuất điện và vấn đề đào tạo nhân lực, vì đã quá muộn. Trong đọan kết tôi đã trích dẫn câu nói rất hay của Ngài Mohamed Elbadarai – Giám Đốc Cơ Quan năng Lượng Nguyên Tử Quốc tế IEA là :” Tổ chức của Ông không thể là cơ quan chính bảo đảm an tòan cho các cơ sở hạt nhân, mà trách nhiệm trước hết thuộc về những người vận hành các cơ sở này và chính phủ nước sở tại. Nhưng khi các nước không đảm bảo được trách nhiệm này thì việc phổ biến sử dụng NLNTsẽ dẫn đến nghịch lý là từ nguy cơ hủy họai về hiệu ứng nhà kính chuyển sang nguy cơ khác là nguy cơ ô nhiễm hạt nhân

Phạm Gia

Previous
Next Post »