THĂM BẮC KINH






Ảnh chụp tòan đòan trên quảng trường Thiên An Môn




Bản đồ Bắc Kinh



Từ ngày 13/4 – 17/4/2009 tôi đã đựơc đi dự Hội Thảo kết hợp du lịch ( MICE) do Hội Tim mạch học VN kết hợp với hãng Servier và Cty Du lịch Global HN tổ chức. Đây là lần đầu tiên tôi được đến thăm thủ đô của nước Trung Quốc nên có niềm vui là sẽ được tham quan các danh lam thắng cảnh lịch sử nổi tiếng, mà từ lâu chỉ nghe nói hay biết qua báo chí, truyền hình. Niềm vui hơn nữa là trong chuyến đi này được gặp lại các bác sĩ đồng nghiệp trong cả nước, trong đó có GS.BS. Anh hùng Lao Động Phạm Gia Khải, CT Hội Tim Mạch Học VN ; PGS. BS Đặng vạn Phước CT Hội Tim Mạch Học TpHCM, và GS.BS Nguyễn Huy Dung 80 tuổi (em Nữ liệt sĩ Nguyễn Thị Minh Khai).





Ảnh chụp với GS Nguyễn Huy Dung



Từ BV An Sinh ở Tp HCM tôi và BS. Lê thị ThànhThái ( nguyên Trưởng Khoa TM BV Chợ Rẫy) cùng đòan phía Nam từ sân bay TSN bay ra transit ở sân bay Nội Bài HN, rồi cùng đòan phía Bắc bay đi Bắc Kinh, khi về cũng vậy. Sau HT các thành viên chia nhau tham quan thủ đô Bắc Kinh. Vì BK rộng lớn và có rất nhiều danh lam thắng cảnh, không thể đến hết được, nên chúng tôi chọn tham quan Thiên An Môn, Tử Cấm Thành, Nhà Hòa Thân, Vạn Lý Trường Thành, Thiên Đàn,Trung Tâm Mỹ Nghệ Cảnh Lam , Sân vận động mới Tổ Chim, và Phố mua sắm nổi tiếng Vương Phủ Tỉnh.

Cảm nhận đầu tiên là BK rất rộng, thành phố khang trang, hiện đại và sạch sẽ, không có ùn tắc giao thông vì xe máy, rất hiếm nhìn thấy các nhân viên cảnh sát .....( có thể mặc thường phục ). Vào tháng tư, thời tiết dễ chịu, đâu đâu cũng thấy hoa đào nở rộ, làm quang cảnh BK thêm lộng lẫy.


Bắc kinh


Là thủ đô của Trung Quốc, thành phố Bắc Kinh nằm ở phía tây bắc của đồng bằng rộng lớn Hoa Bắc. Phía tây và phía bắc có núi non bao bọc. Phía nam là vùng đất bằng phẳng nhìn ra Bột Hải. Sau lưng là núi, trước mặt là biển, địa thế nơi này thật lý tưởng. Hơn 3.000 năm lịch sử phát triển đô thị cùng gần 1.000 năm làm kinh đô vương triều đã để lại cho Bắc Kinh ngày nay vô vàn danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Vào thời hồng hoang, khoảng 600.000 - 700.000 năm trước đây, tổ tiên người Trung Hoa - "Người Bắc Kinh" - đã sống ở vùng đất này. Họ sáng tạo ra nền văn hoá viễn cổ, biến nơi đây thành một trong những nơi sản sinh ra nền văn minh của dân tộc Trung Hoa. Theo tài liệu lịch sử, thành Bắc Kinh có từ thời Tây Chu (khoảng thế kỷ XI TCN), tên gọi ban đầu là Kế. Đến thời Xuân Thu, Chiến Quốc đổi thành Yên Đô. Thời Hán gọi là U Châu. Đời Liêu đổi thành Bồi Đô (Kinh đô phụ) và gọi là Yên Kinh. Đời Kim xây dựng kinh đô ở đây, gọi là Trung Đô. Đến đời Nguyên gọi là Đại Đô. Đời Minh, đời Thanh gọi là Bắc Kinh. Từ ngày 1/10/1949 đến nay, Bắc Kinh là thủ đô của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Thành cổ Bắc Kinh phân thành 4 lớp: cung thành, hoàng thành, thành nội và thành ngoại. Đường phố chia ngang cắt dọc như bàn cờ. Trục nam - bắc dài 8 km. Phía bắc khởi từ Gác Tống (Cổ Lâu) đến phía nam tại cửa Vĩnh Định (Vĩnh Định môn). Trục đông - tây dài 4 km. Hai trục giao nhau tại Thiên An Môn.Năm 2005, GDP danh nghĩa của Bắc Kinh là 681,45 tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 84 tỷ USD), tăng trưởng GDP hàng năm là 11,1%. GDP đầu người là 44.969 Nhân dân tệ (5545 USD), Các lĩnh vực bất động sảnô tô tiếp tục bùng nổ trong những năm gần đây. Năm 2005, tổng số 28,032 triệu m² nhà đã được bán ra với giá 175,88 tỷ nhân dân tệ (20 tỷ USD). Số ô tô đã được đăng ký ở Bắc Kinh năm 2004 là 2.146.000 chiếc, trong đó có 1.540.000 chiếc là của tư nhân (tăng 18,7% so với năm trước)[3].Sự phát triển của Bắc Kinh tiếp tục diễn ra với nhịp độ cao và sự mở rộng rộng lớn của Bắc Kinh đã tạo ra một loạt vấn đề cho thành phố. Bắc Kinh được biết đến vì sương khói cũng như các chương trình "tiết kiệm điện" thường xuyên do chính quyền đặt ra. Du khách cũng như cư dân Bắc Kinh thường xuyên than phiền chất lượng cấp nước và chi phí các dịch vụ cơ bản như điện và khí đốt. Các khu vực công nghiệp lớn ngoài Bắc Kinh đã được lệnh di dời khỏi khu vực Bắc Kinh để giảm khói mù bao phủ thành phố. Phần lớn các nhà máy, không thể nâng cấp công nghệ, đã rời khỏi Bắc Kinh đến Tây An. Dân số BK khỏang 1.298.847.642 người .Ngôn ngữ: Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn.








Thiên An Môn

Thiên An Môn (cửa Thiên An) là cửa chính của hoàng thành cũ. Cửa thành có 5 vọng lâu, gác cao có 9 cột, là nơi phát chiếu lệnh của vua chúa nhà Minh và Thanh. Ngày 1/10/1949, tại gác lầu Thiên An Môn, Chủ tịch Mao Trạch Đông long trọng tuyên bố với toàn thế giới "Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã thành lập". Từ đó, Thiên An Môn trở thành biểu tượng của nước Trung Hoa mới.Quảng trường trước Thiên An Môn là quảng trường lớn nhất thế giới, diện tích 400.000 m2, là nơi nhân dân Trung Quốc tổ chức các ngày hội lớn, duyệt binh, mit tinh, diễu hành. Giữa quảng trường trước Thiên An Môn là đài tưởng niệm các anh hùng dân tộc và nhà lưu niệm Chủ tịch Mao Trạch Đông. Mặt phía tây là Đại lễ đường nhân dân Trung Hoa. Mặt phía đông là bảo tàng cách mạng và bảo tàng lịch sử. Qua khỏi cầu Kim Thuỷ hai bên chạm trổ bằng đá cẩm thạch, ở đầu quảng trường Thiên An Môn là bước ngay vào cổng Thiên Anh.











Cố Cung - Tử Cấm Thành












Cố Cung (cung điện cũ) là quần thể kiến trúc với quy mô lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao được bảo tồn hoàn chỉnh nhất ở Bắc Kinh. Cố Cung do 2 nhà thợ mộc nổi tiếng nhất thời Minh là Khoái Tường và Sái Tín thiết kế và được bắt đầu xây dựng từ thời Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) và hoàn thành vào năm 1424. Cố Cung đã trải qua nhiều lần tu sửa do bị cháy hoặc hư hỏng nhưng vẫn giữ được bố cục ban đầu.

Cố Cung xưa kia gọi là Tử Cấm Thành. Chữ “Tử” có nghĩa là “màu tím”, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu thành cấm dân thường ra vào. Đây là cung điện của 24 đời vua thuộc 2 triều đại Minh Thanh từ Minh Vĩnh Lạc (1421) 296 năm đến thời Thanh mạt (1911) 267 năm. Bố cục của Cố Cung được xây dựng trên 1 khu đất rộng hình chữ nhật, diện tích khoảng 720.000m2. Cố Cung gồm có: 5 triều đình, 17 điện, trong đó có 8 dinh cơ và khoảng 9.000 phòng. Xung quanh có tường thành cao 10m bao bọc, ven ngoài tường có hào nước rộng 52m. Bốn góc thành có 4 tháp canh, 4 mặt thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn. Các kiến trúc quan trọng của Cố Cung đều nằm trên 1 đường trục Nam - Bắc ở chính giữa. Hai bên là các kiến trúc phụ đối xứng nhau.










Cửa Ngọ Môn


Ngọ Môn là cửa chính để vào Cố Cung nằm ở phía Nam trên trục chính.. Ngọ Môn còn có tên là Ngũ Phượng Lầu. Các kiến trúc trong Cố Cung chiếu theo tính chất sử dụng được phân thành 2 khu vực: ngoại triều và nội đình.

Ngoại triều: là nơi cử hành các đại lễ, chủ yếu bao gồm quần thể kiến trúc lớn: điện Thái Hoà, Trung Hoà, Bảo Hoà (gọi là Tiền Tam điện) trên trục chính và 4 nhóm kiến trúc giáp ngoài đối xứng với nhau.

Khi vào cửa Ngọ Môn, trước mặt là 1 quảng trường có con sông Kim Thuỷ chảy ngang qua hình dây cung. Chính giữa có 5 chiếc cầu bằng đá trắng lớn, hai bên cầu và hai bên sông đều có lan can bằng đá trắng. Đối diện với Ngọ Môn là Thái Hoà Môn thuộc quần thể kiến trúc Tiền Tam điện. Quần thể này được xây dựng trên đài cao 6m, gần giống như hình chữ Thổ (TQ). Đài chia làm 3 tầng, mỗi tầng đều có lan can bằng đá trắng bao quanh, 4 mặt đều xây bậc lên xuống, chính giữa mỗi bậc đều có 1 tảng đá lớn hình chữ nhật, bên trên khắc hình rồng mây rất tinh tế.
















Trước cửa Ngọ Môn




Cửa Thái Hoà


Đây là cửa lớn của 3 điện lớn ở Tử Cấm Thành, đằng trước có 7 gian dựng trên 1 nền đá cao. Ở 2 bên phía trước có con sư tử đồng ngồi ở bệ đá. Sư tử vốn ở Châu Phi, đến đời nhà Hán, quốc vương Sri Lanca dùng sư tử làm vật tiến cống Hoàng đế nhà Hán. Từ đó, sư tử du nhập vào Trung Quốc. Sư tử là loài vật có sức mạnh, lại rất hung dữ, khiến nhiều loài thú rừng khác phải khiếp sợ, vẫn được mệnh danh là Chúa Sơn lâm. Cách bố trí để 2 con sư tử trước cửa nhằm làm tôn thêm vẻ uy nghiêm của kiến trúc và sức mạnh của Thiên triều.






















Trước Thiên An Môn và trước cửa các kiến trúc quan trọng khác của Tử Cấm Thành đều có đặt sư tử đá và cách bài trí theo 1 kiểu cách nhất định. Tức là bên trái cửa có con sư tử đực đạp chân lên quả cầu, phía phải là sư tử mẹ đang vui đùa với sư tử con. Vua Thuận Trị nhà Thanh lần đầu tiên vào quan nội, khi tiến vào Tử Cấm Thành đã cho cử hành nghi lễ ban chiếu chỉ đầu tiên của nhà vua tại cửa Thái Hoà.


Điện Thái Hoà


Điện Thái Hoà là ngôi điện quan trọng nhất của Tử Cấm Thành, không chỉ vì vị trí của nó ở trung tâm Tử Cấm Thành mà về hình thể kiến trúc, về trang trí và các mặt khác đều đứng hàng đầu trong quần thể kiến trúc đó.

Các kiến trúc của Trung Quốc thời trước to hay nhỏ thường lấy số gian làm chuẩn mực. Điện Thái Hoà có 11 gian, cao 26,9m tính từ mặt đất lên nóc điện. Đây là công trình kiến trúc số 1 thời xưa còn giữ lại. Mái của các kiến trúc ngày xưa có nhiều loại và nhiều kiểu xây dựng khác nhau, 1 tầng hoặc 2 tầng. Tuỳ theo từng kiến trúc to hay nhỏ, mức quan trọng ra sao mà có cách xử lý mái khác nhau. Điện Thái Hoà là công trình quan trọng bậc nhất nên toàn bộ mái lợp bằng ngói lưu ly màu vàng. Khi mặt trời rọi xuống, từ mái điện phản chiếu lên ánh hào quang sáng chói. Toàn bộ tường và cửa sổ màu đỏ dưới nền màu trắng trông thật rực rỡ. Trên nóc điện, ở 2 phía có đắp 2 đầu rồng cao 3m và dọc theo nóc điện có đắp 1 loạt những con vật nhỏ dáng vẻ như đang di động. Các cửa ra vào và cửa sổ đều có những mảng hoa văn.

Trong điện Thái Hoà có 6 cây cột giữa sơn son thếp vàng với hình những con rồng vàng lượn khúc. Ở trần nhà, trên đầu 6 cây cột được thiết kế tạo dáng như hình 1 cái giếng hình vuông rồi dần dần thu nhỏ lại, từ hình vuông chuyển thành hình bát giác và trên cùng vẽ hình 1 con rồng lượn khúc mặt nhìn xuống dưới, phía trước là 1 khối thủy tinh hình tròn. Bệ rồng của nhà vua là 1 ngai vàng đặt trên bục gỗ dưới cây cột vàng. Đằng sau ngai vàng là chiếc bình phong 7 cánh, phía trước bình phong có bày nhang án, lư hương, chim công…Nếu cho điện Thái Hoà là trung tâm của Tử Cấm Thành, thì bệ rồng phải là trung tâm của trung tâm.





Phía trên nơi vua ngồi có treo bức đại tự với 4 chữ “Chính Đại Quang Minh”. Các hoàng đế Trung Quốc lên cầm quyền bằng chế độ truyền ngôi cho nhau, nên lúc vua còn sống phải công bố rõ ràng ai sẽ là người kế vị tiếp nối sau khi vua băng hà. Vì vậy, sự tranh chấp ngôi vua thường diễn ra rất quyết liệt, khi thầm lén, lúc công khai trong hoàng tộc và quần thần.




Tầng trên dành cho Hoàng Hậu và các Ái phi , tầng dươí dành cho các Thái giám


Trang trí ở điện Thái Hoà phần lớn là hoa văn hình rồng. Người Hán coi rồng là tượng trưng cho dân tộc Trung Hoa. Trong giới học giả Trung Quốc, đối với rồng có nhiều giả thiết khác nhau. Người cho rồng là hình tượng tổng hợp của nhiều con vật, như: rắn, cá, trâu, bò, chim muôn…Người cho rồng là hình tượng của mây mưa, sấm chớp. Cũng có người cho rồng là hình tượng của khủng long và cá sấu hợp lại…






Thực ra, cho đến nay, người ta chưa kết luận được rằng rồng là loài vật như thế nào nhưng rồng vẫn luôn được nhân dân Trung Quốc coi là con vật thiêng. Từ khi Hán Vũ Đế tự nhận mình là con rồng thì các hoàng đế Trung Hoa sau đó đều tự coi mình là rồng, là con trời, được Thượng Đế phái xuống trần gian để trông coi trăm họ. Do đó, cung điện vua ở gọi là Long cung, quần áo vua mặc gọi là Long bào, ghế vua ngồi gọi là Long kỷ, các đồ dùng của vua đều chạm trổ hoa văn hình rồng và các hoa văn trang trí trong cung điện nhà vua đâu đâu cũng mang hình rồng. Con đường chính nhà vua đi có lát 9 phiến đá lớn, trên mặt chạm trổ 9 con rồng, biểu tượng của Cửu trùng đài.Ở điện Thái Hoà, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, người ta cộng lại tất cả có 12.654 hình con rồng uốn lượn trong mọi tư thế.


Điện Trung Hoà và điện Bảo Hoà


Điện Trung Hoà là nơi để vua chuẩn bị trước khi tới điện Thái Hoà ngự triều, diện tích hơi nhỏ, bài trí cũng đơn giản. Điện Bảo Hoà là nơi cử hành ngự thi, tức là các khoá sinh thi đậu Tiến sĩ ở các nơi được gọi đến Điện Bảo Hoà để vua đích thân khảo tra lại lần cuối cùng, nên nơi đây có diện tích rộng, được xây dựng và trang hoàng lộng lẫy.

Điện Bảo Hoà có 9 gian, còn điện Trung Hoà hình vuông, rộng 5 gian. Cả 3 ngôi điện: Thái Hoà, Trung Hoà và Bảo Hoà đều lợp bằng ngói lưu ly màu vàng, cửa sổ màu đỏ cùng trên nền màu trắng nhưng về khối hình thì 2 lớn 1 nhỏ, mái của 3 ngôi điện khác nhau họp thành 1 quần thể kiến trúc hài hoà, phong phú, đa dạng.


Cung Càn Thanh


Đây là cung lớn ở phía sau Tử Cấm Thành, nơi ở của Nhà vua và Hoàng Hậu. Ở đây còn là nơi vua tiếp kiến các đại thần và giải quyết công việc hàng ngày. Sau khi lên ngôi, vua Ung Chính (nhà Thanh) dời nơi ở đến điện Dưỡng Tâm nằm ở phía Tây, nên cung Càn Thanh được nhà vua dùng làm nơi giải quyết công việc triều chính, tiếp kiến đại thần, hội kiến với sứ thần ngoại quốc nên trang trí cũng đơn giản.

Hoàng đế Khang Hy nhà Thanh có 35 con trai. Sau 1 thời gian dài tranh chấp, cuối cùng người con trai thứ 4 của ông được kế vị. Sau khi Ung Chính lên ngôi vua, ông rút kinh nghiệm nên đã đưa ra quyết định là lúc vua còn sống không công bố tên tuổi người kế vị, mà chỉ viết tên tuổi người đó vào 2 mảnh chiếu chỉ: 1 mảnh Nhà vua giữ bên mình, còn mảnh kia được để ở cung Càn Thanh, phía sau bức đại tự Chính Đại Quang Minh, chờ khi vua băng hà mới đem 2 mảnh có tên người đó gộp lại và công bố cho mọi người biết.






Điện Giao Thái, cung Khôn Ninh


Cung Khôn Ninh đời Minh và đầu đời Thanh là nơi ở của Hoàng hậu. Sau này bên trong chia làm 2 phần: phía Đông, Hoàng đế dùng làm nơi động phòng sau buổi kết hôn, phía Tây làm nơi cúng lễ. Ở vào khoảng giữa 2 cung Càn Thanh và Khôn Ninh có điện Giao Thái hình vuông, quy mô không lớn, là nơi để Hoàng hậu tiếp đón Hoàng thân Quốc thích đến chào mừng nhân ngày Lễ, Tết. Nó được trang trí có hoa văn rồng và hoa văn phượng xen lẫn nhau. Rồng tượng trưng nhà vua, còn Phượng tượng trưng hoàng hậu. Lối kiến trúc của 3 ngôi điện lớn ở tiền triều phía trước, nhưng về quy mô to nhỏ, cao thấp, rộng hẹp thì kém nhiều.


Ngự hoa viên (vườn Thượng Uyển)


Phần phía sau cùng ở Tử Cấm Thành là Ngự hoa viên mà trong các sách Việt Nam thường gọi là Vườn Thượng Uyển. Đó là vườn hoa trong cung đình. Ngự hoa viên có diện tích rộng chừng 11.000m2, có đình, đài, lầu, các.Về thực vật, ngoài các cây vốn sinh trưởng ở miền Bắc Trung Quốc, ở đây còn tuỳ theo thời tiết từng mùa trồng xen vào những bồn hoa, cây cảnh phương Nam và từ khắp nơi trong nước gửi về tiến vua những mẫu hình đá quý, những hòn non bộ được trưng bày trong vườn làm cho Ngự hoa viên có 1 cảnh sắc hoà đồng với thiên nhiên, hoàn toàn khác biệt với cảnh nguy nga tráng lệ của quần thể các cung điện phía trước.








Điện Dưỡng Tâm


Điện Dưỡng Tâm không nằm ở trục chính giữa của Tử Cấm Thành mà là ở phía Tây, phần Hậu tẩm. Điện vốn là nơi ở của Hoàng Thái hậu, đến đời vua Ung Chính nhà Thanh thì dùng làm nơi ăn nghỉ của nhà vua, còn là nơi tiếp kiến các đại thần, giải quyết công việc thường nhật, nên ở giữa điện không có ngai vàng.

Đông Noãn Các trong điện cũng là nơi nhà vua và đại thần nghị sự. Thời vua Đồng Trị nhà Thanh, do bà mẹ là Từ Hy Thái hậu chuyên quyền, nên mỗi lần Nhà vua nghị bàn giải quyết công việc quốc gia thì Hoàng đế ngồi trên ngự kỷ ở Đông Noãn Các, phía sau ghế vua ngồi có 1 tấm màn rủ là 2 bà Đông, Tây Thái hậu ngồi nhiếp chính (huấn dụ). Trên thực tế, Đồng Trị chỉ là ông vua bù nhìn, còn mọi việc triều chính điều hành đều do Từ Hy thái hậu định đoạt.


Con kỳ hưu


Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua.

Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn. Sau đó vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành, ngay tại cung tài ấy. Con linh vật ấy có mặt con lân đực nhưng lại có một sừng và có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc; đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng. Nói cách khác, vàng bạc chỉ có vào mà không có ra. Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy, cuộc sống không chỉ vua mà gia đình vua ngày càng sung túc. Sau đó, vua cho tạc tượng linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”. Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có. Khi nhà Mãn Thanh lên ngôi vua, họ vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con vật linh kia và đặt tên cho nó là con kỳ hưu. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng con kỳ hưu đặt tại cung vua và hoàng hậu. Các cung công chúa, hoàng tử đều không được đặt con kỳ hưu. Các quan càng không được dùng cho nhà mình, bởi quan không được giàu hơn vua. Thời ấy, ai dùng thứ gì giống vua dùng là phạm thượng.

“Ở Việt Nam cũng có những con kỳ hưu đặt ở nhiều nơi. Ví dụ như trong Diamond Plazaở Tp HCM. Chủ khu mua sắm trên đã làm thêm một khách sạn mới cạnh khu An Đông sau khi đặt tượng hai con kỳ hưu ở Diamond . Tại khách sạn mới chủ đặt hai con kỳ hưu to hơn con trước”. “Với những kỳ tích hấp dẫn ấy nên Saigontourist mong khách mình ngày một khá hơn, và trong tour có dẫn khách đến Tài môn để “thỉnh” kỳ hưu mang tài lộc về nhà” (không ai nói đi “mua” kỳ hưu mà nói “thỉnh” kỳ hưu vì đó là linh vật). Các tour du lịch sang Trung Quốc ai cũng muốn tìm cho mình một con kỳ hưu để mang may mắn về nhà. Kỳ hưu ở Tài môn làm bằng các loại ngọc. Vì sao kỳ hưu phải làm bằng ngọc mới linh?






Nhà Hòa Thân


Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại. Nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội bước vào quan trường. Thời vua Càn Long, Hòa Thân là nhân vật “dưới một người trên triệu triệu người”. Ngân khố nhà vua ngày càng vơi mà nhà Hòa Thân ngày càng giàu. Đến khi Hòa Thân bị giết; quan quân đã tá hỏa khi thấy tài sản Hòa Thân bị tịch thu nhiều gấp 10 lần ngân khố nhà vua đang có. Hòa Thân có 2 vật trấn trạch được cất giấu trong núi đá giả đó là con kỳ hưu và chữ Phúc do chính vua Khang Hy viết tặng bà nội, nhân ngày mừng thượng thọ






Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan mới phát hiện trong núi đá ấy có con kỳ hưu. Mà con kỳ hưu của Hòa Thân to hơn kỳ hưu của vua. Ngọc tạc con kỳ hưu là ngọc phỉ thúy xanh lý mát rượi, trong khi vua chỉ dám tạc bằng bạch ngọc. Bụng và mông con kỳ hưu của Hòa Thân to hơn bụng, mông con kỳ hưu của vua và như thế khiến Hòa Thân nhiều vàng bạc hơn vua. Sau khi tịch thu con kỳ hưu, nhà vua không thể tịch thu chữ “Phúc” kia được bởi chữ Phúc đã được gắn chết vào đá hồng ngọc; nếu đập đá ra lấy chữ thì đá sẽ vỡ, như thế thì phúc tan. Mà chữ thì do vua Khang Hy viết nên không ai dám phạm thượng. Thế là đành để “Phúc” lại cho nhà Hòa Thân, có lẽ vì thế nên dù phạm nhiều tội tày đình nhưng Hòa Thân chỉ chết một mình, thay vì phải bị tru di tam tộc.

“?




Vạn Lý Trường Thành






Lối vào Vạn Lý Trường Thành








Chụp bên Slogan " Bất đáo Trường Thành, phi hảo hớn "




Nếu bạn đi du lịch Bắc Kinh, Trung Quốc (TQ), một nơi mà bạn không thể bỏ qua là Vạn Lý Trường Thành - một kỳ quan nổi tiếng thế giới, một công trình quân sự có một không hai đối với mọi thời đại. Kỳ quan này đã được Unesco đưa vào danh mục Di sản thế giới vào năm 1987. Đây là một bức tường lớn, dài khủng khiếp, cao trung bình 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m, đủ để 10 người xếp hàng ngang đi bộ cùng một lúc. Về mặt lịch sử, trường thành bắt đầu được xây dựng dưới thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên-CN), thời đó TQ có nhiều nước, một số nước xây thành để chống lại sự xâm lược của các nước khác. Đến thời Chiến quốc, TQ còn 7 nước, 3 nước ở phía Bắc và Tây Bắc là Yên, Triệu và Tần, tiếp tục xây thành ở biên giới phía Bắc để phòng chống sự xâm lấn của người Hung Nô. Cuối thời Chiến quốc, Tần Thủy Hoàng diệt 6 nước kia, thống nhất TQ vào năm 214 trước CN. Ông ra lệnh nối liền các bức thành riêng rẽ lại với nhau, từ đó bức thành dài vạn dặm mới có tên là Vạn Lý Trường Thành. Ba triều đại Tần, Hán và Minh xây dựng và tu sửa trường thành nhiều nhất. Bức thành đời Tần về phía Tây chỉ mới tới huyện Lâm Thao của tỉnh Cam Túc, về phía Đông tới chỗ sông Áp Lục đổ ra biển, biên giới Triều Tiên.

Trường thành đời Hán về phía Đông trùng với trường thành đời Tần, về phía Tây khi tới Hồi Hột (Hohhot) thì thành đời Tần rẽ xuống phía Nam, còn thành đời Hán vẫn tiếp tục kéo dài về phía Tây, qua các quận Vân Trung, Ngũ Nguyên, Cư Diên Trạch, Tửu Tuyền, Đôn Hoàng, Dương Quan, Ngọc Môn Quan, đến Bạc Xương Hải (ngày nay gọi là La Bố Bạc tức hồ Lop Nor) ở tỉnh Tân Cương, dài hơn 10.000km, là bức thành dài nhất trong lịch sử, nhưng nay đã đổ nát hoang tàn, còn thấy rõ tại Ngọc Môn Quan và Dương Quan, hiện rất đìu hiu hoang vắng. Các triều đại Bắc Ngụy, Bắc Tề và Tùy vẫn tiếp tục xây trường thành, nhưng đáng kể nhất là triều Minh, họ củng cố một số đoạn tường cũ và xây mới trường thành bằng gạch và đá rất chắc chắn,với 20 lần tu sửa kéo dài suốt 200 năm, phía Đông tới Hổ Sơn ở Liêu Đông, có Sơn Hải Quan trấn giữ, nơi bức thành nhô ra biển Bột Hải gọi là Lão Long Đầu (đầu con rồng), về phía Tây trường thành đi qua Hà Bắc, Bắc Kinh, Hà Nam, Sơn Tây, Thiểm Tây, Nội Mông, Ngân Xuyên (Ninh Hạ), dọc theo hành lang Hà Tây tỉnh Cam Túc, đến Gia Dục Quan, dài khoảng 7.300 km. Trường thành đời Minh chính là Vạn Lý Trường Thành mà chúng ta thấy ngày nay, còn khá nguyên vẹn, chỉ hư hỏng một số đoạn khoảng 30%. Dọc theo trường thành có một số cửa ải để qua lại gọi là “quan” như Sơn Hải Quan, Cư Dụng Quan, Gia Dục Quan. Tại một số địa điểm, đời Minh có bố trí nhiều binh lính đồn trú để bảo vệ gọi là “trấn” như Kế Châu Trấn, Tuyên Phủ Trấn, Đại Đồng Trấn, Diên Tuy Trấn, Ninh Hạ Trấn, Cam Túc Trấn. Trường thành ở TQ đã tồn tại 25 thế kỷ, trong quá khứ, nó là công trình quân sự, là cảnh tượng chiến tranh ly biệt, được Đặng Trần Côn diễn tả trong “Chinh phụ ngâm”, Đoàn Thị Điểm dịch: Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây Chín tầng gươm báu trao tay Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh Đó chính là cảnh tượng người ta đốt lửa trên phong hỏa đài để cấp tốc loan truyền tin giặc đến ngoài biên ải, tin đến triều đình rất nhanh, nhà vua tức khắc ra lệnh xuất chinh. Vượt qua tất cả các dạng địa hình từ đồi núi cao thẳng đứng (Tư Mã Đài), đến sa mạc và có cả biển, Vạn Trường trường thành là công trình phòng thủ quân sự chiến lược nổi tiếng vào bậc nhất của thế giới. Trường thành có tổng chiều dài khoảng 6.700km (riêng đoạn trường thành ở Bắc Kinh có chiều dài khoảng 629km). Tường thành cao khoảng 7-8 m và rộng trung bình khoảng 5-6 m, được khởi công xây dựng từ khoảng thời nhà Chu, kế tiếp là các thời kỳ Xuân Thu (770 - 476 TCN), Chiến quốc (476 - 221 TCN), bởi nhiều nước như Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy… về sau nữa là nhà Tần, Hán, Kim và Minh. Tuy trải qua nhiều triều đại khác nhau, nhưng phần đóng góp chính trong việc xây dựng, kiến tạo đại công trình này phần lớn thuộc về ba triều đại là Tần, Hán và Minh. Chỉ tính riêng thời nhà Tần, số lượng nhân công được huy động, phục vụ cho công trình này lên đến trên 800.000 dân binh. Điều này đã tạo nên bao cảnh ly tán, và câu chuyện về nước mắt của nàng Mạnh Khương làm sụp đổ một đoạn trường thành Sơn Hải Quan để khóc thương cho người chồng vắng số - Vạn Hỷ Lương là một ví dụ. Những nơi nổi tiếng và được bảo tồn khá nguyên vẹn ở Vạn Lý Trường Thành có thể kể đến là Bát Đạt Lĩnh, Cư Dung Quan, Thủy Quan, Mộ Điền Dụ… Bát Đạt Lĩnh (BaDaLing) cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 60 km về phía tây bắc, có chiều dài khoảng 3741m, chiều cao trung bình khoảng 7m. Đoạn trường thành có độ cao tối đa vào khoảng 800m so với mực nước biển, được xây dựng lại vào thời nhà Minh, là nơi được nhiều du khách viếng thăm nhiều nhất.


Bát Đạt lĩnh thì được xây bằng đá, qui mô và chắc chắn hơn. Dọc theo dãy hành lang là những ô vuông nhỏ được dùng làm lỗ châu mai, trên các đoạn thành có những đài cao - là nơi truyền tin bằng khói hiệu, được gọi là Phong hỏa đài.
Trường thành Mộ Điền Trì thuộc quận Hoài Nhu, cách Bắc Kinh khoảng gần 90km về phía đông bắc, với địa hình đồi núi khúc khuỷu… Ngoài ra, còn có trường thành Thủy Quan (ShuiGuan) cách Bát Đạt Lĩnh khoảng 2km, Cư Dung Quan (JuYongGuan) nằm ở độ cao 600 m so với mặt nước biển, cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 50 km về phía tây bắc, là công trình bằng đá trắng được chạm trổ tinh xảo.

Ngày nay trong hoàn cảnh đất nước thanh bình, trường thành trở thành một địa điểm du lịch hùng tráng và lãng mạn, là nơi gặp gỡ giữa quá khứ và hiện tại. Hàng triệu người đến đây tham quan, tổ chức đám cưới, trình diễn thời trang, hoạt động cũng rất nhộn nhịp, nó vừa gợi nhớ quá khứ lịch sử bi tráng và hào hùng, vừa đem lại lợi ích nhiều mặt cho con người đương đại.






Từ trên Vạn Lý Trường Thành Nhìn xuống




Thiên Đàn


Để cầu nguyện cho mưa thuận gió hoà, thiên hạ thái bình, hằng năm, các đời vua Trung Quốc đều tổ chức lễ bái cầu thiên địa nhật nguyệt, sơn hà thần linh, trong đó lễ tế trời là quan trọng nhất. Buổi lễ đó được tổ chức tại Thiên Đàn.

Nếu có dịp đến Bắc Kinh du lịch, thì Trường Thành, Cố Cung và Thiên Đàn là những nơi nhất định phải tới tham quan, bởi vì những kiến trúc này mang tính tiêu biểu cho trình độ tối cao của kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Hiệu của nhà vua Trung Quốc là Thiên tử, có nghĩa là con nhà trời. Các đời vua Trung Quốc đều dùng thân phận Thiên tử để thống trị thiên hạ, quản lý quốc gia. Các hoạt động tế trời cũng trở thành đặc quyền của họ, dân chúng không ai được làm theo.






Thiên Đàn được xây vào năm 1420, là nơi cúng thần trời, thần đất của các vua thời nhà Minh và nhà Thanh (1368-1911). Thiên Đàn ở phía nam Cố Cung, rộng gấp 5 lần so với Cố Cung. Bức tường cuối phía nam Thiên Đàn có hình vuông, tượng trưng cho đất, tường phía bắc hình bán cầu tượng trưng cho trời. Kiểu thiết kế này bắt nguồn từ tư tưởng “trời tròn đất vuông” của Trung Quốc cổ đại.Thiên Đàn được chia thành nội đàn và ngoại đàn. Các kiến trúc chủ yếu của Thiên Đàn đều tập trung ở hai đầu nam bắc, trục giữa trong nội đàn, đó là Viên Khưu, Hoàng Cung Vũ, điện Kỳ Niên. Viên Khưu là đài đá hình tròn gồm ba tầng, mỗi tầng đều có lan can đá. Mặt bằng của Viên Khưu hình tròn, là trung tâm để nhà vua cử hành lễ tế trời.

Các thợ cổ TQ đã phát huy trí tưởng tượng phong phú trong quá trình xây dựng TĐ, như mầu sắc của kiến trúc có nhiều sự đột phá, cung điện của các nhà vua chủ yếu lợp mái vàng, tượng trưng cho vương quyền, nhưng ở đây lại sử dụng mái ngói xanh lam tượng trưng cho Trời làm nền màu chính. Năm 1998 TĐ được dưa vào " Danh Mục Di sản TG " và được đánh giá là cụm kiến trúc cung tế cổ đại lớn nhất còn tồn tại của TQ ngày nay. TD( nổi tiếng với bố cục qui họach nghiêm chỉnh, kiến trúc đăv biết, trang trí đẹp mắt, thực sự là một di sản qquí giá về nghệ thuật kiến trúc của TQ và TG .






Cảnh Thái lam



Đền tham quan Trung Tâm Mỹ Nghệ Cảnh Thái Lam mà sản phẩm chính là một dòng đồ không phải làm bằng đất, đá như thường thấy, mà bằng đồng, có phủ men màu trên bề mặt. Thủa mới khai sinh, men chủ đạo của loại cổ ngoạn này thuần một màu lam thẳm, do chế từ ngọc lam tuyền xay mịn. Tương truyền men lam này được phát hiện vào đời vua Cảnh Thái nhà Minh, tức là vào nửa cuối thế kỷ XV bên Trung Quốc. Tên gọi Cảnh Thái lam có từ đấy. Một bình Cảnh Thái lam đúng niên hiệu Cảnh Thái (1450-1457) quý lắm. Sau đó, kỹ nghệ này phát triển mãi, màu lam đôi khi được thay thế bằng đen, đỏ hoặc vàng… nhưng kỹ thuật chế tác vẫn không thay đổi. Đặc điểm nghệ thuật căn bản của Cảnh Thái lam cho dù cũ hay mới là nhờ vào độ tương phản của màu sắc. Độ tương phản này một phần do chính độ tươi sáng tự nhiên của các màu ngọc, đá nghiền nhỏ đặt cạnh nhau vốn là chất liệu gốc của Cảnh Thái lam. Thêm vào đó, các nghệ nhân lại tận dụng độ tương phản ấy để làm giàu thêm sắc thái cho chiếc bình; nên Cảnh Thái lam xưa nay vẫn nổi tiếng là “muôn hồng ngàn tía”.

Tuy là hậu duệ của đồ sứ, nhưng Cảnh Thái lam với cốt bằng đồng, đương nhiên không dễ vỡ như đồ gốm, sứ nên khá được ưa chuộng. Kỹ thuật đặt men trên đồ đồng thời Minh này đã khai sinh ra đồ tráng men hiện đại.

Để có Cảnh Thái lam, thoạt đầu người ta phải chế các “phôi”. Đó là những bình, chậu, bát, đĩa… bằng đồng đỏ. Theo lối cổ, cốt đồng thường dày dặn, phỏng theo cổ đồng Thương - Chu; còn lối mới từ khoảng nửa cuối thế kỷ XVII, cốt đồng có mỏng hơn. Nhưng những món đặc biệt, dù mới vẫn thấy cốt đồng dày lắm. Có như vậy cái phôi đồng kia mới chịu được lửa lò, đủ nung chảy các loại men đá, ngọc đã được làm cho bám trên mình sản phẩm. Vì men bằng chất liệu quí gồm những đá, những ngọc nhiều màu nên vừa ra lò, Cảnh Thái lam đã phô vẻ rực rỡ hiếm thấy. Dĩ nhiên, tỷ lệ thuận với vẻ đẹp ấy là một món tiền lớn; và không phải ai cũng có để sở hữu một Cảnh Thái lam đúng cổ. Do đó, thường những bậc cự gia phú hộ mới đủ ngân lượng để có được Cảnh Thái lam xưa.





Sau khi đã có phôi đồng, công đoạn thứ hai là các họa bôi công sẽ “vẽ hình” lên trên các phôi đồng. Mỗi người chuyên một môn nhất định, có người chuyên vẽ hoa, người khác lại chỉ vẽ nhân vật hoặc long - phượng. Người giỏi thư pháp giúp hoàn thành bức vẽ trên bình với một hàng thơ cổ… ở đây có điểm khác so với cách vẽ trên sứ. Thay vì dùng men vẽ trực tiếp các nét lên bề mặt cốt gốm hoặc sứ, ở đây nghệ nhân phải thực hiện một công đoạn khác tỉ mỉ hơn nhiều. Đó là thay vì đưa các nét bút, họ phải cẩn từng mảnh đồng nhỏ xíu thành các họa tiết. Tác dụng của các “nét đồng” này là giúp hình thành các vách ngăn các màu sắc của các họa tiết như: bông hoa đỏ gồm nhiều cánh với các cành, lá để màu của chúng không lẫn vào nhau. Sau khi người thợ đã cẩn xong các chi tiết đồng, các họa bôi công mới dùng bút đi màu lên các ô họa tiết; tỷ như màu lục vào các họa tiết của lá, sắc hồng vào các cánh của hoa, vàng thư vào nhụy… (như trong ảnh). Khi men đã phủ đầy các họa tiết, chiếc bình, chiếc bát hoặc đĩa… kể như đã xong. Như vậy có thể thấy mỗi một Cảnh Thái lam là một sản phẩm của sự công phu khó tả. Công đoạn cuối cùng là các sản phẩm được cho vào lò nung. Lối đốt cổ vẫn dùng củi tùng, củi bách nên Cảnh Thái lam cổ chín đều, có phần tươi nhuận hơn. Thêm nữa, các màu cổ thuần chế bằng các loại đá quí nên chiếc bình càng phô vẻ trác tuyệt. Cảnh Thái lam theo lối mới đa phần dùng màu hóa học, lại nung bằng khí ga hoặc dầu nên độ rực rỡ bị ép mà phát sáng đã át hẳn vẻ trầm lắng có duyên của thứ màu tự nhiên thủa trước. Thế mới biết trọng lượng của một Cảnh Thái lam cổ được tính bằng vàng quả không phải là ngoa truyền!

Ngày nay, xưởng Cảnh Thái lam ở thành Bắc Kinh vẫn tiếp tục công việc thủa nào. Các công đoạn vẫn không khác lắm so với mấy trăm năm trước. Có điều, xưa Cảnh Thái lam là ngự chế xưởng - xưởng của nhà vua - ngoài thợ chế tác, dân thường không được bén mảng, thì nay cửa xưởng luôn rộng mở đón khách du lịch bốn phương. Có người lấy làm hãnh diện khi mua một món Cảnh Thái lam ngay ở nơi sản xuất về làm kỷ niệm cho chuyến du ngoạn ở Bắc Kinh. Nhân dịp xuân về, để thấy bóng dáng của Cảnh Thái lam cũ, Hà Nội ngàn năm gửi tới bạn yêu cổ ngoạn dăm món của dòng đồ này. Tuy chưa gọi là tiêu biểu, nhưng tất cả đều đã leo lên sàn đấu giá ở trời Tây.








Sân vận động Tổ Chim

Đây là Sân vận động Quốc gia nằm trong khuôn viên công viên Olympic, phía Đông thành Bắc Kinh trên diện tích 2.040.000 mét vuông ,là nơi diễn ra các hoạt động trong khuôn khổ Thế vận hội như Lễ khai mạc, bế mạc, thi đấu điền kinh, bóng đá nam… Sân chơi có sức chứa 100.000 người với 2.000 ghế cho quan chức.



Cung thủy tinh song song với sân vận động


Năm 2001 các KTS Herzog và De Meuron, người từng đọat giải thưởng kiến trúc danh giá Pritzker cùng với Arupsport và China Architecture Design&Research Group phối hhợp với Viện NCTK Trung Quốc thiết kế công trình độc đáo này. Công trình có hình dáng như một tổ chim tượng trưng cho cái nôi gửi gắm niềm hy vọng vào tương lai của lòai người, có sức chứa 100.000 người, được bện bằng những búi thép đan xen chằng chịt với nhau, hình thành hệ thống lưới thép khổng lồ, mang tầm vóc kiến trúc hiện đại.







Vương phủ tỉnh



Vương phủ Tỉnh ban đêm


Phố Vương Phủ TỉnhBắc Kinh là một trong những phố mua sắm nổi tiếng nhất của Bắc Kinh. Phần lớn đại lộ này hạn chế xe cộ lưu thông và lúc nào cũng đầy người đi bộ, là một trong những đại lộ hiện đại và hấp dẫn nhất Trung Quốc. Kể từ thời ky giữa của nhà Minh, đã có các hoạt động thương mại. Vào thời nhà Thanh, 8 khu nhà quý tộc và công chúa đã được xây ở đây sau khi một giếng nước ngọt đầy nước được phát hiện ở đây, do đó tên phố là "Vương Phủ" (nơi ở của bậc vương) và "Tỉnh" nghĩa là "giếng". Năm 1903, chợ Đông An được lập. Trước 1949, đường phố này được gọi là Phố Morrison, theo tên nhà báo Úc George Ernest Morrison. Vương Phủ Tỉnh đã trở thành một trong 4 khu vực trung tâm của Bắc Kinh, ngoài Dashilar, Xidan, và Liulichang.

Nó bắt đầu từ Vương Phủ Tỉnh Nam Khẩu, nơi có Plaza phương ĐôngKhách sạn Bắc Kinh. Sau đó nó hướng theo phía Bắc, đi qua Nhà sách Tân Hoa Vương Phủ Tỉnh. Cửa hàng bách hóa Bắc Kinh cũng như Nhà sách Ngoại văn Bắc Kinh trước khi kết thúc tại Sun Dong An Plaza.

Trước cuối thập niên 1990, các loại xe ô tô điện, xe bus và các phương tiện khác chạy qua đường phố này khiến nó tắc nghẽn. Năm 1999 và 2000 thì đại lộ này đã cấm xe (trừ xe đẩy tay và xe dịch vụ ngân hàng). Vương Phủ Tỉnh là nơi có 280 thương hiệu cũ của Bắc Kinh. Vương Phủ Tỉnh được hệ thống Tàu điện ngầm Bắc Kinh phục vụ, đến Thiên An Môn qua một lần dừng về phía Tây theo tuyến số 1 có một nhà ga ở phía Nam của phố, có cùng tên.

Tạm biệt Băc Kinh

临时在之间北京

Đỗ Kim

( Tham khảo thêm trên mạng , ảnh chủ yếu tự chụp








Previous
Next Post »