Gia đình bóng đá

Bóng đá là môn thể thao được yêu thích nhất, chẳng thế mà người ta gán cho cái tên Môm thể thao Vua. Chi họ ta chỉ tính trong lớp các cụ hưu đã là những fan bóng đá sôi nổi, nhiệt tình theo dõi Bóng đá nước nhà.
Ở trên thế giới có nhiều cầu thủ cha truyền con nối. Ở Việt Nam cũng vậy tôi biết tới hai gia đình cha truyền con nối bóng đá đều xuất sứ từ lực lượng vũ trang CA và  Quân đội.
Cụ Thìn A và Thế Anh, Cao Cường
Trước hết là gia đình cựu cầu thủ CAHN Nguyễn Văn Thìn (Thìn A) nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam từng là tuyển Bắc Kỳ  thời thuộc Pháp rồi CAHN sau ngày Thủ đô Hà Nội giải phóng 1954 và tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông có hai người con nổi tiếng bóng đá miền Bắc trong đội hình Thể Công lừng lẫy và Tuyển VNDCCH Nguyễn Thế Anh (Ba Đẻn), Cao Cường. sau đó là Cao Vinh  (tuyển thủ đội ĐSVN)  Cao Hiển ( Quân khu Thủ đô) và rể là Tần Quốc Nghị- thủ môn CAHN,  đều là  những cầu thủ có tiếng tăm.
Tôi may mắn được xem Thế Anh và Cao Cường thi đấu trên sân Hàng Đãy trong màu áo Thê Công và Tuyển VNDCCH. Nhớ nhất trận Thể Công gặp Xac chi o (Người thợ mỏ Đô nhét, Liên xô cũ). Thế Anh từ biên phải phía khán đài A nhận bóng ngoạt một cái đi thằng vào trung lộ đội bạn, Thủ môm bạn lao ra cản phá quả bóng ngay trong chân đối thủ nhưng không nổi, Thế Anh vượt qua sút tung lưới ghi bàn cho đội nhà. Còn Cao Cường được mênh danh là Trung phong giỏi nhất Việt Nam thời đó, có tố chất sức mạnh càn lướt tốt. 
Tôi còn nhớ một bài báo hồi Thể Công sơ tán ở Nhồn nói về hai anh em Thế Anh, Cao cường rất chăm chỉ luyện tập, hết giờ tập chính thức họ ở lại tập thêm ít phút. Tập sút cầu môn, đặc biệt là tập va đập. Bài báo kể lại Cao Cường tập va vào hàng cây để luyện sức chịu đựng, vì thế khi gặp các đội Châu Âu trong phe XHCN chẳng chịu lép vế đọ sức tranh cướp bóng. Còn Thế Anh thì tập dắt bòng lắt léo quanh hàng cây, vì thế trên sân anh là người rất khéo dắt bóng dích dắc qua mặt đối phương như bỡn.
Chúng tôi và gia đình Đỗ Phúc tại nhà và bên bức tường Berlin năm 2018.
Thứ đến bố con nhà Đỗ Phúc, cụ ông cựu cầu thủ Bưu điện Hà Nội, hai người con là Đỗ Phúc và Đỗ Mạnh Dũng đều lần lượt thay nhau là cựu cầu thủ Thể Công và Tuyển Quốc Gia, một người em nữa là cựu cầu thủ Quân Khu III cũng có lần khoác áo Tuyển Việt Nam. Tôi chỉ được xem trận đấu của Đỗ Phúc qua TV khi đội Thể Công lần đầu tiên vào Sài Gòn thi đấu sau ngày 30.4.1975, gặp đội Cảng Sài Gòn gồm toàn cầu thủ nổi tiếng chế độ cũ. Hôm đó Phúc sút qủa phạt góc nổi tiếng đi thẳng vào cầu môn ghi bàn cho Thể Công, báo chí Sài Gòn giật tít ”Đá Cọoc ne  mà vô lưới”,
Sau này những năm 1980 Đỗ Phúc sang CHDC Đức theo diện HTLĐ, trong những năm công tác ở CHLB Đức gia đình tôi và gia đình Đỗ Phúc hay gặp nhau mối khi có thể, thân thiết ăn uồng đi chơi, thăm thú các nước. Năm 2018 chúng tôi sang Hà Lan thăm con cháu có trở lại Berlin ở nhà Đỗ Phúc hai ngày. Vợ chồng ông đã giành cho khách sự quan tâm chu đáo, tận tình nơi ăn, ở, đi lại thăm thú thành phố.
Tôi tin rằng những người yêu bóng đá nước nhà, lịch sử Bóng đá Việt Nam sẽ mãi mãi ghi danh sự cống hiến của các gia đình nổi tiếng, trong đó có hai gia đỉnh nêu trên đây.
Vĩnh Phạm

Previous
Next Post »