Đón chào ngày Quốc Khánh 2/9, cũng là kỉ niệm 47 năm
ngày Hồ Chủ Tịch qua đời (2/9/1969), tôi viết vài dòng nhớ lại thời điểm đó.
Năm 1969 tôi đóng quân tại vùng Thanh Oai, gần dốc Vân trên dường
đến Vân Đình. Chúng tôi vẫn tập luyện bình thường, chẳng có tin gì về việc Cụ Hồ
ốm. Ngày đó nguồn thông tin không đa dạng phong phú như bây giờ, chưa có truyền
hình tất cả chỉ có nguồn tin từ đài Tiếng nói Việt Nam, các đài truyền thanh
địa phương và các báo của nhà nước. Điều này là hiển nhiên vì đất nước chưa phát triển, hơn nữa miền Nam vẫn còn chiến tranh, khả năng
Mỹ ném bom miền Bắc trở lại vần còn vì thế mọi hoạt động của lãnh tụ phải được
giứ bí mật không công khai như bây giờ.
Hôm đó là chủ nhật ngày 3/9 tôi vừa làm trọng tài trận bóng
đá phong trào tại sân bay Bạch Mai về nhà, bỗng nghe được thông tin đài Truyền
thanh Hà Nội thông báo “Trong thời gian
gần đây, sức khỏe của Hồ Chủ tịch không được tốt…”; Tôi còn nhớ chú Trần Thương chồng gì Oanh bình
luận đài chỉ nói ngắn gọn thế thôi, nhưng với lãnh tụ như thế chắc là xấu lắm.
Hôm đó trời nắng chói trang như mùa hè, tôi lấy xe đạp phóng
thắng tới Phủ Chủ tịch xem động tĩnh thế nào dù trong thâm tâm vẫn nghĩ chẳng
biết thêm gì đâu, nhưng cứ đi xem sao. Đến nơi tôi thấy có một ít người đứng loanh quanh
gần đó, có vẻ cũng sốt ruột muốn biết tin tức như tôi.
Từ sau ngày đài báo tin Cụ Hồ ốm, trời Hà Nội bống dưng đổ
mưa tầm tã. Nhưng đến ngày diễn ra lễ tang 9/9/1969 trời tạnh ráo. Ngày đó đơn
vị tôi cấm trại, trực chiến chúng tôi chỉ được theo dõi tường thuật qua loa
phóng thanh của đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Ít lâu sau mới được xem qua
phim chiếu trên màn ảnh lưu động của đơn vị. Lễ tang thật cảm động dòng người
như vô tận, đau thương tiễn biệt Người đã có công khai sinh ra nước Việt Nam ngày nay.
Từ hồi nhỏ cho tới lớn thế hệ chúng tôi những người nay đã
thuộc lớp “xưa nay hiếm” luôn coi Người là tấm gương noi theo học tập. Chẳng
nói gì cao xa với tôi trong việc nói năng, viết lách tôi vẫn cố gắng theo Người
văn viết, văn nói cốt sao cho ngắn gọn, xúc tích đủ ý. Nói một mà hiểu mười,
còn hơn nói dài chẳng hiểu gì cả. Hay là nói về quan hệ với dân tôi vẫn nhớ câu
chuyện (đại ý) Cụ phê bình một đơn vị bộ đội xây doanh trại mới, bịt kín
đường của dân làng vẫn đi nhiều năm. Cụ bảo “các chú phải làm đường khác cho
dân đi”.
Chiều qua ngày 2/9 xem chương trình hòa nhạc quốc gia “Điều
còn mãi 2016” qua TV, nghe NSUT Đăng Dương cùng nhóm ca sĩ, dàn hợp xướng ĐHSPNT TW và dàn nhạc giao hưởng Việt Nam trình bày bài “Đất nước trọn niềm vui” của nhạc sĩ Hoàng Hà như là lời chi ân
đối với Cụ Hồ người đã đặt nền móng cho ngày vui đất nước về một mối, Nam Bắc sum
họp một nhà và đang trên đà phát triển như ngày nay..
Vĩnh Thắng
Clip TH.Vietnam
net.
1 Komentar
BalasCậu Thắng bao giờ cũng nhiều tâm tư và các kỷ niệm theo cậu suốt cả cuộc đời. Hối ấy cháu mới học lớp 8 (15 tuổi), đi học về nghe mẹ nói Bác Hồ mất rồi. Thế là cháu lỉnh riêng ra 1 chỗ ngồi lã chã nước mắt. Hồi nhỏ cháu mau nước mắt lắm nhưng toàn khóc 1 mình nên chẳng ai biết là mình mềm yếu cả.