Nhân ngày giỗ cụ tú Lễ 21 tháng 6 Âm lịch

Cụ Phạm Chi Lễ
1881 - 1931


Ngày này, cách đây 79 năm, cụ Phạm chi Lễ ( Cụ Tú Phú Đức ) đã từ giã cõi trần tại 53 Phố Lãn Ông, thọ 51 tuổi, Cụ được an táng tại nghĩa trang Quán Dền Phường Nhân Chính Quận Thanh Xuân Hà nội ( Trong khu mộ của dòng họ cụ Tuần Nguyễn hữu Đắc - Mộ cụ đã di chuyển 3 lần : Khi lập ụ pháo tên lửa, chống máy bay giặc Mỹ xâm phạm vùng trời Hà Nội, sau năm 1975, xã Nhân Chính huyện Từ Liêm đã quy hoạch lại khu dân cư, khu nghĩa trang .. , gần đây khi xã trở thành phường và mở rộng các khu đô thị, dòng họ Cụ Nguyễn Đắc đã quy tập các mộ của dòng họ vào 1 khu , hiện nay Nghĩa Trang này nằm ngay tại trục đường lớn – Lê văn Lương kéo dài - )
Trong thập kỷ 10,20,30 của thế kỷ 20 phong trào yêu nước của nhân dân nổi dậy ở Bắc Hà như : Khởi nghĩa Yên Thế, Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, khởi nghĩa Thái Nguyên,Yên bái
Là một nhà nho, sau khi đậu Tú tài, học tiếp trường Hậu Bổ của chính quyền thực dân, cụ ra làm quan, sau 3 thánh cụ từ quan về phụ vợ buôn bán thuốc nam, bắc ở 53 phố Lãn ông, cụ đã tham gia ban điều hành đền Ngọc Sơn đây là nơi tập trung các sỹ phu Bắc Hà, trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở phố Hàng Đào, do cụ cử Can ( Lương văn Can ) làm hiệu trưởng, từ nhà 53 ra đến trường không quá 100m, những tư tưởng tiến bộ, bài Pháp đã ảnh hưởng sâu sắc đến cụ ( Ông Phạm VĨnh Hanh, Con trai út của cụ cung cấp nhiều chi tiết để chứng minh điều này,)
Các con, cháu, chắt, chút đến ngày kỵ của cụ vẫn tổ chức giỗ, cứ cào dịp cuối năm, ngày thanh minh lại tới thăm phần mội hai cụ, với các cháu,chắt ở xa, bao giờ về Hà Nội cũng đến thắp hương tưởng nhớ hai cụ

Họ Phạm đến kinh thành Thăng Long

- Cụ tổ thứ nhất tên là Phúc An đến sinh cơ lập nghiệp ở làng Thanh Đặng tổng Thái Lạc huyện Văn Giang phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh từ thời Lê trung Hưng 1533
- Ông tổ thứ hai tên là Phúc An đổi họ sang họ Phạm
- Ông tổ thứ 3 tên là Phúc Thọ khởi nghề làm thuốc
- Ông tổ thứ 4 tên Pháp Đăng làm quan Viên sứ Viện Thái y sắc phong Hiển công đại Phu, tước Văn trung bá. Đương nhiên từ ông tổ này sống làm việc tại kinh thành Thăng Long
- Ông tổ thứ 5 tên là Pháp Thiện làm quan ở Thái y viện tước Tuyên thọ nam
- Ông tổ thứ 6 tên là Viết Hương Tri phủ phủ Tường An ( thuộc Thăng Long ?)
- Ông tổ thứ 7 tên là Ty Trực Thụy Ôn làm quan Khâm quản Thái y viện tước Công Chung Bá
- Ông tổ thứ 8 tên là Giản Cung Thừa ấm quan viên tư chiêu văn thọ 68 tuổi mộ để ở làng Phương Liệt ( Vọng ), bà vợ mộ để ở làng Định Công
- Ông tổ thứ 9 tên là Thuận Cần ngụ tại 54 Hàng Bè làm nghề lương dược đông y, mộ hai cụ để ở Đình Công hạ
- Ông tổ thứ 10 tên là Tất Sỹ ( tên chữ là Như Xuân ), cụ bà là Trịnh thị Lâm người làng Chính Kinh Tổng Mọc ( nay là Phường Nhân Chính Thanh Xuân Hà Nội ), hai cụ hàng nghề Đông Y dược ở 53 Lãn ông ( Ngôi nhà này mua từ năm 1879 ), mộ của hai cụ để tại nghĩa trang Phường Nhân Chính Thanh Xuân Hà Nội
- Ông tổ thứ 11 Phạm chi Lễ đã nới ở trên,các con và chúng tôi là cháu đều sinh ra và lớn lên ở 54 Lãn Ông Hà Nội
Họ Phạm đến kinh thành Thăng Long từ thế kỷ thứ 16 hay nói cách khác đã 400 năm, đến nay là đời thứ 15, tính đến chúng tôi là 10 đời đã ở Hà Nội
Như vậy chúng tôi có được coi quê hương cuả mình là Thăng Long - Hà Nội, điều này có gì ngộ nhận không ?

* Từ thời nhà Trần 1242 tỉnh Bắc Ninh có phủ Bắc Giang, phủ Bắc giang có 3 châu,trong đó có châu Gia Lâm, châu Gia Lâm có 3 huyện là : Gia Bình, Văn Giang, Lương Tài ngày nay, từ năm 1958 huyện Văn Giang chuyển về tỉnh Hưng Yên ( Báo điện tử Bắc Ninh – Xưa và Nay )
* Trong khoảng từ năm 1864 – 1875 Phố Phúc Kiến chuyên bán đồ đồng, đến đầu thế kỷ thứ 20 phần đông phố mới bán đông nam dược
* Nếu tôi nhớ không nhầm, vào khoảng giữa năm 1953 Bác sỹ Trần văn Lai nguyên phó thị trưởng thành phố Hà Nội chủ trì thông qua hội đồng thành phố đổi tên phố Phúc Kiến thành phố Lãn Ông (Sau tháng 10/1954 ông là Phó Chủ tịch thành phố Hà Nộ đến khi nghỉ hưu)

Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

Bài viết đầu tiên trên Blog về cụ nộiTú Lễ và có nhiều thú vị về nguồn gốc dòng họ khá công phu.

P.V.D

Balas