Chào mừng 65 năm Cách Mạng Tháng Tám 1945 - 2010

Mấy ngày nay trên các phương tiện thông tin đã đề cập nhiều tới ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 của nhân dân ta

Vậy cư dân ở 53 Lãn Ông, ai đã tham gia các tổ chức đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh thành Hoàng Diệu để tham gia Cách mạng tháng 8, cướp chính quyền ở Hà Nội năm 1945 ?

1/ Trước hết phải kể đến sự đóng góp và ủng hộ của cụ Lê thị Cả với Cách mạng, ngay từ đầu năm 1944 bà Hoàng thị Nhân là thành viên Phụ Nữ Thành Hoàng Diệu ( Sau này là Phó chủ tịch Hội Liên Hiệp phụ nữ Thành Phố Hà Nội ) đã đến sống tại 53 Lãn Ông để hoạt động cách mạng, và từ đó nhà 53 Lãn Ông là đại chỉ liên lạc là nơi tụ họp của phong trào phụ nữ cứu quốc Thành Hoàng Diệu, thông qua các cháu, cụ Lê thị Cả đã đóng góp tiền bạc, lương thực, thực phẩm cho cách mạng
Ý nghĩa của việc làm này của cụ, xin trích ra đây lời phát biểu của đại tướng Nguyễn Quyết ( Ông nguyên là bí thư Đảng Cộng sản Việt nam thành phố Hà Nội năm 1943 – 1945 ) trong cuộc gặp mặt thân nhân các gia đình đã giúp đỡ cách mạng được tổ chức vào ngày 4 tháng 2 năm 2002 tại nhà khách Bộ Quốc Phòng đường Trấn Vũ Hà Nội
“ . . . Nếu thời đó các cụ nhà ta không cho chúng tôi ăn, ở trong gia đình, không che dấu, bảo vệ chúng tôi khi kẻ địch lùng sục, không tạo phương tiện, vũ khí cho chúng tôi hoạt động, làm sao chúng tôi còn sống đến ngày hôm nay, đương nhiên không có dân che chở, những cán bộ chúng tôi làm sao tồn tại và tất nhiên cách mạng làm sao thành công được . Cán bộ chúng tôi, thời gian ấy hoàn thành nhiệm vụ được đoàn thể giao, đều có sự đóng góp của thân nhân các đồng chí, chúng tôi coi các cụ là đồng đội của chúng tôi là thành viên của Mạt trận Việt Minh thành Hoàng Diệu, vì lẽ đó, ngày hôm nay Ban Liên Lạc xin gởi tói các gia đình
Kỷ Niệm Chương
Tổng Khởi Nghĩa giành chính quyền ngày 19-8-1945 Tại Hà Nội

Đây mới chỉ là bước đầu, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan có trách nhiệm các cấp,để họ giải quyết chế độ theo đúng quy định của nhà nước đối với gia đình có công với cách mạng
Mong các gia đình hết sức thông cảm với chậm chễ không đáng có này của chúng tôi . . “



2/ Ông Phạm vĩnh Hanh năm 1944 ông là sinh viên năm cuối của Khoa Canh Nông trường đại học Đông Dương, tham gia tổ nghiên cứu chủ nghĩa Mác cùng với ông Phan Hiền, Cù huy Cận, Phan tử Nghĩa ...và hoạt động trong Tổng Hội Sinh viên VN do mặt trận Việt Minh lãnh đạo, hiện ông đã được công nhận là Lão thành cách mạng
3/ Bà Phạm thị Viên tức Hoàng Hà nguyên là học sinh trường Thăng Long tham gia phụ nữ cứu quốc thành Hoàng Diệu từ năm 1944 ( Tôi đã hỏi bác Hà, ai là người giúp chị giác ngộ cách mạng, bà trả lời ngay : Chú Cát ( Ô Phạm đăng Cát là con của cụ Phạm đăng Thành em ruột của cụ Phạm chi Lễ, là học sinh trường Bưởi, sơm giác ngộ cách mạng, hai anh em Cát 1923 + Ích 1928 đều là vận động viên xe đạp, chưa kịp tham gia các tổ chức cách mạng cả hai đã mất trước năm 1945 do bị lao phổi ) bà đã được công nhận là Lão thành cách mạng
4/ Bà Phạm thị Bắc là học sinh trường PTTH Hoài Đức ( ở Phố Hàng Trống, gần đền Hàng Trống ) tham gia Phụ nữ cứu quốc Thành Hoàng Diệu năm 1944 bà đã được xác nhận là Lão thành cách mạng
5/ Bà Phạm kim Thoa tức Lê Sâm cũng là học sinh trường THPT Hoài Đức tham gia Phụ nữ cứu quốc thành Hoàng Diệu năm 1944, là bí thư phụ nữ khu Đông Thành, chiến sỹ Trung Đoàn Thủ đô . . Bà đã được công nhận là Lão thành cách mạng
6/ Ông Phạm vĩnh Thanh ngay từ ngày Nhật đảo chính Pháp, ông đã đi rải truyền đơn của Phong trào Việt Minh kêu gọi nhân dân ủng hộ Cách mạng, phá kho thóc cứu đói, tiêu diệt Nhật, Pháp và chính quyền bù nhìn Nam triều, ông đã được xác nhận là Cán bộ tiền khỏi nghĩa
Những ông bà ( từ 2 – 6 ) đều được hưởng chế độ người có công của nhà nước, riêng cụ Lê thị Cả đang chờ . . .(như ông Nguyễn Quyết đã nói ở trên )


Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

Bài viết quan trọng này chú nên chuyển sang mục mở đầu của ngày 19/8/2010

P.V.D

Balas