Dùng xong lò vi sóng thì nên đóng hay mở cửa? Chuyên gia đưa ra câu trả lời bất ngờ

 Thu Phương

(Tổ Quốc) - Sau khi hâm nóng đồ ăn xong, bạn thường đóng hay mở cửa lò vi sóng?

Hiện nay, lò vi sóng là một thiết bị quen thuộc trong nhiều gia đình, có tác dụng hỗ trợ công việc làm nóng thực phẩm cho người sử dụng. Bên cạnh các thao tác quen thuộc như cho thực phẩm vào trong lò, chọn mức nhiệt độ và thời gian quay nóng, có một công đoạn tưởng chừng như quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết làm sao cho đúng. Đó chính là sau khi sử dụng xong lò vi sóng, nên đóng hay mở cửa thiết bị?

Khi được hỏi, đa phần người dùng đều có câu trả lời là họ thường mở cửa lò vi sóng nhà mình bởi nhiều lý do khác nhau. Ben Hilton, một chuyên gia đã có 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc nhà cửa và các thiết bị nhà bếp, nói rằng, những lý do chính dẫn tới việc làm này có thể kể tới như để lò vi sóng bớt mùi, lò vi sóng bớt ẩm ướt, được thoáng khí hơn...

 

Lò vi sóng sau khi sử dụng xong nên đóng hay mở cửa? (Ảnh minh họa)

Thông qua bài viết trên diễn đàn The Fixed House, Ben cũng đưa ra lời khuyên cho người dùng rằng, liệu thật sự việc mở cửa lò vi sóng sau khi sử dụng có thật sự đem lại hiệu quả hay không. Theo những kinh nghiệm và kiến thức anh có được, nó không thật sự cần thiết.

Mở cửa lò vi sóng có thể dẫn tới lãng phí điện năng, nếu như bên trong lò vi sóng lắp đặt bóng đèn luôn bật khi lò vi sóng mở; làm hỏng bản lề cửa lò vi sóng; hoặc hỏng công tắc cửa khóa liên động.

Ben Hilton cũng giải thích rõ hơn về 2 lý do chính dẫn tới việc các gia đình hình thành thói quen mở cửa lò vi sóng sau khi sử dụng.

1. Để lò vi sóng nguội bớt

Đầu tiên là nhầm lẫn về tác dụng làm thiết bị nguội bớt. Khác với lò nướng, lò vi sóng không làm nóng khoang lò khi hoạt động. Thay vào đó, chúng tạo ra vi sóng dội lại xung quanh khoang lò, từ đó khiến thực phẩm nóng lên. Vì vậy, việc mở cửa để làm lò vi sóng nguội bớt là hoàn toàn không cần thiết.

2. Làm khô hơi nước bên trong lò vi sóng

Thông thường, lò vi sóng sau khi sử dụng sẽ bị ướt bởi hơi nước từ nhiệt độ cao để làm nóng thức ăn. Chính vì vậy, người ta mở cửa lò vi sóng nhằm để hơi nước thoát ra ngoài, từ đó thiết bị sẽ nhanh chóng được khô ráo.

Dùng xong lò vi sóng thì nên đóng hay mở cửa? Chuyên gia đưa ra câu trả lời bất ngờ - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, việc làm này không thật sự cần thiết. Lò vi sóng có quạt và hệ thống thông gió, giúp hít khí nóng và hơi âm dư thừa ra ngoài, ngay trong lúc thiết bị đang hoạt động. Bởi vậy bạn không cần quá lo lắng bởi vấn đề bên trong lò vi sóng ẩm ướt.

Điều cần làm đó là cố gắng vệ sinh định kỳ hệ thống thông gió của thiết bị. Theo thời gian, các lỗ thông hơi có thể tích tụ bụi bẩn hay dầu mỡ, từ đó làm giảm hiệu quả của hoạt động chúng.

Ngưng tụ hơi nước trong lò vi sóng có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong lò vi sóng sau khi nấu là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu lò vi sóng của bạn tiếp xúc với độ ẩm quá lâu, nó sẽ dần bị ăn mòn.

Đầu tiên, ngoại hình của thiết bị sẽ xuất hiện các vết rỉ sét hoặc lớp sơn bị bong tróc. Tiếp đến, độ ẩm bốc hơi từ thức ăn của bạn, có thể mang theo những vụn thức ăn nhỏ, vô tình từ đó tạo thành môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn hoặc nấm mốc sinh sôi.

Cuối cùng là tiềm ẩn rủi ro về chập cháy điện. Độ ẩm quá mức có thể dẫn đến ăn mòn và làm hỏng các vòng đệm của thiết bị. Điều này có thể mở ra khả năng nước xâm nhập vào các mạch điện, nguy cơ xảy ra chập cháy thiết bị.

Chính vì vậy trong trường hợp lo sợ lò vi sóng bị tích tụ hơi nước, việc thoát hơi bằng hệ thống thông gió vẫn là chưa đủ, Ben Hilton khuyên người dùng hãy dùng một chiếc khăn vải khô và sạch để lau chùi bên trong thiết bị.

Dùng xong lò vi sóng thì nên đóng hay mở cửa? Chuyên gia đưa ra câu trả lời bất ngờ - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, việc lắp đặt lò vi sóng cũng nên đảm bảo những yếu tố sau để thiết bị đạt hiệu quả hoạt động tốt nhất, đặc biệt là với hệ thống thông gió:

- Nên đặt lò cao hơn nền nhà ít nhất 80 cm, cách tường 10 - 15 cm và cách trần tối thiểu 40 cm để thông gió.

- Đặt lò gần đường dây điện, tránh đặt gần nơi sinh ra nhiệt quá nhiều như bếp gas, nồi cơm điện hay nước như vòi nước... vì như thế dễ nảy sinh hiện tượng cháy nổ.

TheoToQuoc

Previous
Next Post »