Chuyện cuối năm, xin bản nhạc

Chi họ ta có nhiều người học Piano, nhiều hơn cả là thế hệ cháu, chắt. Trong số đó có nhiều cháu hứa hẹn tương lai gần sẽ là những tay đàn giỏi. Vì thế ngay sau ngày về hưu có thời gian rỗi tôi cũng liều mời gia sư dạy đàn Piano tại nhà.
Thực tình ở tuổi trên 60 như tôi, nhạc lí lại kém quyết định ấy là một sự mạo hiểm. Nhưng rồi đến nay cũng bập bẹ tí chút cho vui tuổi già, nhất là khi đã lên chức ông. (Vả lại cũng có cái để khoe. Bây giờ nếu có ai hỏi tôi cũng tự hào trả lời biết chơi Piano. Giống như môt ông tôi quen biết hồi năm 1985, ông ấy là dân lao động hợp tác chính hiệu, có dự một cuôc họp của lao động người Việt tại Đức tổ chức nhờ ở hội trường Trường Đảng cao cấp của CHDC Đức ở TP.Karmartstadt lúc đó. Sau này ông ấy bổ xung lí lịch...đã từng kinh qua trường Đảng ấy !!!).  
(Ản bên Hương Nhung nhà Hương Mai)
Hôm nọ bác Di gửi tới tôi lời khen “cậu học đàn là đúng”. Tôi nghĩ bác nói cũng đúng, vì ít ra có cái đàn ngày 1 đến 2 tiếng thư giãn. Chưa nói có chơi tốt hay không, nhưng rõ ràng là bớt được thời gian lo bệnh tật, ngồi “soi đời”, điểm mặt ai xấu ai tốt với mình, suy tính thiệt hơn.
Nhưng tôi lại gặp một trở ngại lớn là dốt nhạc lí, nên đành phải đi xin bản nhạc bài hát mà mình đã nghe quen tai để bắt chước. Một lần tôi gửi lời yêu cầu vu vơ lên mạng, xin bản nhạc một bài dân ca quen thuộc. Thế rồi tôi nhận được qua E.Mail bản nhạc ấy từ một người chẳng biết ở đâu gửi tới ‘Tớ gửi cho cậu bản nhạc này, tớ cũng mới xin được. Khi nào thành công cậu nhớ báo tin nhé”. Dĩ nhiên là tôi cảm ơn và chúi mũi vào tập. Nhưng rồi cũng phải tìm đến cô giáo xin thụ huấn một tiếng (200 ngàn) để cô chỉnh sửa.
Lần khác có người đáp ứng yêu cầu của tôi "bạn ơi cho tôi xin bản nhạc nhé), đã gửi cho bản nhạc “Diễm Xưa” của Trịnh Công Sơn có phần đệm với lời nhắn “Chị gửi cho em bản nhạc này, chúc em thành công”. Cũng như lần trước tôi cảm ơn và tham lam ngỏ ý “Nếu chị có thêm bài nào chị gửi cho em nhé”. Vị ấy trả lời “Chị đang ở Canada có ít bài hát Việt lắm”. (Ảnh bên Hạnh Linh nhà Hùng Hương)
Tôi cũng liều mình gửi thư tới một Nhạc sĩ có danh tiếng, đã viết nhạc cho mấy bộ phim kèm theo lời đề nghị Nhạc sĩ quan tâm xuất bản “Tuyển tập các bài hát Việt soạn cho Piano”, để những người không qua trường lớp như tôi có sách luyện tập. Ông ấy trả lời đại ý chỉ viết cho người có trình độ Đại học Piano và….Tôi đành cảm ơn và chúc ông có thêm tác phẩm mới.
Tôi lại gửi thư cho NS.Cù Minh Nhật người biên tập “Tuyển tập 220 bài hát thiếu nhi soạn cho Piano” cũng một lời đề nghi tương tự. Nhạc sĩ trả lời ngay ‘Cháu cảm ơn gợi ý của Bác và sẽ sớm bàn với cộng sự nghiên cứu, hy vọng dự án sẽ hoàn thành vào đầu hè năm tới”. Thế là đã có tin vui.

Phạm Lê

Previous
Next Post »
3 Komentar
avatar

Nên chú thích tên hai cháu đang chơi đàn

Balas
avatar

Chú đã liên lạc với con dâu Cô Đính là cô giáo piano chưa ?

Balas
avatar

Thực hiệm góp ý của hai bác ở hai đầu đất nước tôi đã bổ xung tên hai cháu vào hai bức ảnh và sẽ nghiên cứu phương pháp gọi điện cho con dâu bác Đính sao cho sớm có hiệu quả.
Thực tình tôi biết chi họ ta còn có các cháu chơi đàn Piano có "tay nghề" đã lâu như Phi Nga, Long Ly nhà Cường Uyên, Đoàn Đức và Mai Khanh nhà Hải Anh, Trang nhà Nguyệt Cường, Khoa nhà Tiến Phượng.. nhưng khuông có ảnh và khuôn khổ bài viết không đủ để giới thiệu.

Balas