Tưởng nhớ Cụ Phạm Thị Yến





 Cụ Phạm Thị Yến ( 1912  - 2002 )
 

Hôm nay 4/11/2012 đông đảo các thành viên trong chi họ và đại diện họ hàng đã tập trung tại Thái Hà - Hà Nội để tưởng nhớ Cụ Bà Phạm Vĩnh Quang tức Cụ Phạm Thị Yến nhân kỷ niệm 10 năm ngày giỗ và 100 năm ngày sinh nhật của Cụ Yến.

Hôm nay chúng ta họp mặt ở đây để tưởng nhớ Cụ Bà Phạm Vĩnh Quang tức Cụ Phạm Thị Yến nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh ( 1/12/1912 – 1/12/2012 ) và 10 năm ngày mất của Cụ ((30/10/2002 -30/10/2012).
Cụ thọ 90 tuổi nhưng từ khi thành hôn với Cụ Quang gần 30 năm làm dâu họ Phạm (1935 – 1962 năm Cụ Tú mất ) đã để lại trong tâm trí con, cháu một người con dâu thảo,  một người mẹ hiền mẫu mực,  và một người bác, thím rất quan tâm đến họ hàng, và một phụ nữ tích cực tham gia hoạt động xã hội. Chúng tôi không có ý nói nhiều lời, nhân dịp tưởng nhớ tới Cụ Yến chúng tôi xin bầy tỏ với chi họ và các vị họ hàng đôi lời  tâm tư sau về Cụ

Cụ Yến là một nàng dâu thảo : Khi về làm dâu Cụ Tú, dù chỉ là dâu kế nhưng Cụ Yến đã đảm nhận trách nhiệm như dâu trưởng, vì Cụ Bảo Gái lớn đã mất, sau này có cụ Bảo bé thì ở xa. Cụ Tú là một người tốt bụng, nhưng vẫn còn giữ nhiều nền nếp phong kiến, nên đôi khi cũng hành dữ con dâu, tuy vậy Cụ Yến vẫn giữ bình tĩnh, nhẫn nhục,và đối xử khéo với mẹ chồng và các em, nên cơ bản không khí trong gia đình khi đó là hòa thuận. Là dâu trưởng nên Cụ Yến phải lo toan đến mọi việc trong nhà từ các dịp cúng bái tổ tiên, lễ tết đến lo cơm nước hàng ngày cho cả đại gia đình. Hơn nữa còn giúp Cụ Tú trông nom cửa hàng thuốc bắc duy trì kinh doanh, đảm bảo nguồn sống chính của gia đình, nhất là trong thời gian Pháp thuộc khi các thành viên lớn đều công tác ngoài vùng tự do.

Cụ Yến là một người mẹ hiền mẫu mực : Hai Cụ Quang&Yến sinh ra 8 người con, nhìn chung thời trẽ tất cả đều trưởng thành, khỏe mạnh nên cáng nhớ đến công ơn nuôi dạy của hai Cụ nhất là cụ Yến. Trải qua những lúc sóng gió trong cuộc đời như  tản cư nhiều năm ở nông thôn, rồi đến những ngày sống trong vùng tạm chiếm xa chồng Cụ đã tần tảo, tháo vát nuôi 8 người con đảm bảo sinh sống và học hành. Thơi bao cấp kinh tế gia đình eo hẹp, gặp nhiều khó khăn Cụ phải xoay ra làm bột thuê cho mậu dịch, làm xã viên hợp tác xã văn phòng phẩm nhiều năm liền để duy trì sinh hoạt gia đình. Cụ còn vất vả trông nom mẹ đẻ ( Cụ Thành – bà ngoại)  đau ốm tuổi già rất vất vả, nằm liệt một chỗ cho đến khi mất.Những ngày cuối đời Cụ phải ở nhờ con cháu , trong điều kiện sức đã già yếu , lại còn mang sẵn bệnh  sa dạ con do đẻ nhiều rất khổ sở chịu đựng, cho đến khi hấp hối vẫn o gặp đủ mặt con, cháu ( Lúc đó một vài con, cháu đang ở nước ngoài )

Cụ Yến là một người rất quan tâm đến họ hàng : Khi HN còn tạm chiếm Cụ Yến thay mặt Cụ Tú giao dịch với liên lạc để hỗ trợ cho các thành viên lớn trong đại gia đình đang công tác ở vùng tự do. Khi HN giải phóng các  Bác, Chú, Anh Chi lớn từ Kháng chiến trở về tụ họp tại nhà 53 Lãn Ông Cụ là người quán xuyến đón tiếp và lo sinh  hoạt cho đại gia đình thời đầu giải phóng. Cụ luôn luôn nhắc nhở con cháu phải quan tâm đến họ hàng nội ngoại, Cụ rất nhớ những ngày giỗ , lễ trong họ hàng và giữ vững lễ nghi

Cụ Yến là một phụ nữ tích cực tham gia hoạt động xã hội : Lúc chưa tham gia công tác xã hội Cụ Yến vui vẻ quan hệ thân mật với hàng xóm, đồng nghiệp. Sau này nhiều năm Cụ là Tổ trưởng dân phố, Hội trường Hội Phụ Nữ khu phố Lãn Ông- Hà Nội, được chính quyền, đoàn thể và nhân dân khối phố tin tưởng và mến mộ.

Trên tình thần đó chúng ta cùng thắp hưởng tưởng nhớ Cụ Yến, chúc Cụ yên nghỉ nơi vĩnh hằng               


Blog Gia Đình Cụ Quang
Previous
Next Post »