Nhớ đến tiền nhân



(Cụ Phạm Thị Yến 1912 - 2002 )

 Mẹ tôi cụ Phạm thị Yến sinh ra và lớn lên ở nhà ông nội của người : 79 Phố Hàng Đào Hà Nội, bên ngoại của mẹ tôi họ Truơng sinh sống ở xóm ngoài thôn Quan Nhân nay là phương Nhân Chính Quận Thanh Xuân Hà Nội
            Người tác thành cho bố mẹ tôi sống với nhau là Bác Tham Lưu, bác chính là cô ruột của ông Phạm Kỳ Nghiêm, là chị nội tộc của bố tôi ( Cháu chú, cháu bác )
            Mẹ tôi về làm dâu họ Phạm ở 53 L.Ô từ mùa thu năm 1935, sống trong 1 gia đình đông ngừoi,họ hàng nội ngoại rất đông, thường xuyên qua lại, lưu trú trong nhà,( Gần như là địa chỉ trung tâm của dòng họ tới 5 đời ), gia đình có phần dư dật, bà tôi lại là người được bà con họ hàng mếm mộ hay giúp đỡ bà con, kể cả cưu mang, các cháu nội ngoại, con nuôi, bạn con, bạn cháu từng sống dài ngày trong nhà, thường xuyên trong nhà lúc nào cũng có 25 người, có khi còn hơn, ngày giỗ có phải kể tới hàng trăm, không phải nàng dâu trưởng, nhưng  lại là nàng dâu duy nhẩt sống với mẹ chồng 25 năm, dưới sự quản lý  mọi mặt của mẹ chồng (  Cụ là người hoạt bát, kinh doanh giỏi có uy tín với họ hàng và bà con dân phố, đặ biệt rất thương con cháu  )
          Được mẹ chồng giao cho chức làm quản gia, giao cho tiền đi chợ hàng ngày, giỗ tết , nhưng bao giờ cũng phải lấy tiền của chồng để bù vào nhưng chỗ thiếu hụt

 
             
            Sau hòa bình năm 1954, mẹ tôi tiếp tục làm quản gia cho cụ, thôi thì việc giỗ tết cứới hỏi của con cháu cụ   v.v. cũng được cụ tím nhiệm giao cho  “ con hai “ đảm trách,
           Vào thời gian này mẹ tôi tham gia công tác xã hội, làm tổ trưởng dân phố hơn chục năm, Hội Chữ thập đỏ, ban chăm sóc thiếu niên nhi đồng, thời kỳ này khối phố họp liên tục, nào cải tạo Cong thuong nghiệp tu bản tư doanh,  Cải cách ruộng đát, Quản lý nhà của .  Vấn đề nào cũng động chạm đến quyền lợi của bà con, lại là vùng mới giải phóng, trình độ giác ngộ, hiểu biết chính sách không đồng đều  . . nên mất nhiều thời gian hội họp, vận động. Ấy vậy mỗi lần bầu lại các chức danh trên, ai cũng tự nguyện giới thiệu bà tiếp tục làm, tới năm 1967 bằng cách đi sơ tán thì mới được thôi,  gần đây TP quê hương tôi tổ chức trao danh hiệu công dân ưu tú  so với thành tích của các vị được bầu, tôi tin 100% nếu vào thời kỳ đó mà có danh hiệu này thì rứt khoát mẹ tôi sẽ vinh dự được nhận phần thưởng cao quý này ( Chỉ cần đưa ra các giấy của các cấp, đã đủ thuyết phục ban tuyển chọn )
            Còn đôi với con cái thì sao, chúng tôi trưởng thành đến ngày nay vẫn giữ được phong cách của nguời Tràng An, chẳng nói thì các vị cũng thấy được rõ đấy là công lao của mẹ tôi, một người đàn bà hết lòng về chồng con !
            Còn đôi với họ hàng nội ngoại gần xa, tôi chưa thấy ai có 1 lời kêu ca,
            Những năm đầu thiên kỷ, tôi giành thời gian đi thăm họ hàng ( 5 đời ), đi đâu cũng được đón tiếp thân tình, qua câu chuyện thăm hỏi, ở đâu tôi cũng nhận được những nhận xét cuả bà con họ hàng về người mẹ của mình ( Tất nhiên không bao giờ tội gợi ý )
             
            a/  Bà Tuyết, người người phụ nữ cao tuổi nhất của dòng họ, nay ( 2012 ) đã 97 tuổi  :
                 . . .” Măng nói cho con nghe, măng thông cảm nhất với  mẹ con, về làm dâu ở 1 gia đình đông người, mà họ hàng cũng đông, nhưng mợ ấy luôn chu đáo với tất cả mọi người trong họ, đối sử phải đạo, không mất lòng ai !
          b/   Khi anh cả ông Nguyên mất, bà gọi chúng tôi lại và yêu cầu phải đến chia buồn, trong khi đó vợ chồng Nguyên – Lan đang ở Thái Nguyên, thật khó sử, từ trước tới này chúng tôi chưa hề tiếp xúc, ông ta lại là cán bộ lãnh đạo Cục Điện Ảnh có nên đến không, hay cụ cho chúng con viết thư thay mặt cụ để chia buồn, cụ : “ Vẽ , tôi yêu cầu các anh các chị đến trực tiếp . . .” Thế lá phải chấp hành, 
         
            Mẹ tôi là như vậy đấy các bạn ạ
        Chỉ mấy hôm nữa, chúng tôi kỷ niệm 100 năm ngày sinh, 10 năm ngày mất của người, tôi vội đưa lên blog để tưởng nhớ tới mẹ thân yêu.


 
           
( Bài của Phạm Vĩnh Ngọc )
Previous
Next Post »