Nhớ đến tiền nhân ( tiếp theo ) - Nhân ngày giỗ lần thứ 10

,    
 . . . . Anh tộc trưởng 5 đời của tôi : Ô Phạm kỳ Nghiêm ( 1922 ) khi tôi đưa ông tới thăm mẹ tôi, ông tỳ hẳn đầu gối xuống đất ghé vào tai cụ ( Cụ đang nằm )  : Lạy thím con là Nghiêm !
Ông kể : Vào những năm 1940 – 1944 khi bố mình mất ( Mẹ mình đã chia tay với bố mình trước đấy vài năm ) mình ở với cô Năm Lưu, sau đó cô đi Pháp, chăng biết ở với ai, bà ( Cụ Tú ) bảo mình về ở với bà  ( 53 Lãn Ông ), ở với bà, nhưng thím là người quan tâm tới mình từ ăn, ở , quần áo, nhiều hôm về muộn thím để phần cơm, hoặc 1, 2 ngày sau mới về, thím hỏi han và nhắc nhở ( Thời gian ấy ông là Việt Minh, hoạt động bí mất nên hay vắng nhà, ông để bộ râu quai nón, giống những người vùng Nam Á bán vải ở Phố Hàng Ngang, Hàng Đào để che mắt bọn mật thám )
Sau CM thành công 8/1945 ông Nam Tiến và sau đó sang hợạt động ở Lào, sau năm 1954 ông về Hà Nội công tác ở CP 38 chuyên về Lào cho đến khi nghỉ hưu . . .Qua ông tôi mới biết người cộng sự thân thiết của bác ruột tôi ở vùng Atropo, ông kể năm 1949 ông có làm việc với bà, lúc đó bà là huyện ủy viên tại địa phương, lần theo hướng đó, năm 2002 tôi đã đến được nơi bà ở, nhung bà đã qua đời trước đó mấy tháng, người con trai duy nhất của bà mang hai dòng máu đã chuyển đi nới khác, bà con Vệt kiều ở đây không biết địa chỉ của anh , tôi không thực hiện được ý đồ  đi tìm người thân !
            - Chi thứ hai : Cụ Cả Đức
            Cứ mỗi lần cùng anh Nghiêm đến thăm anh Trang ( Con ông Đoan ) anh lại nhắc những kỷ niệm về 53 Lãn Ông,. . .  . Nhà mình nghèo, bà hay nhắn tin mình đến chơi, bà lục quần áo của  thằng Tường, thằng  Thanh , mình mặc vừa cái nào bà bảo mang về mà mặc, nesu không vừa bà cho tiền mua, thím thì hỏi han, giữ lại ăn cơm, động viên mình học hành cho tốt
- Chi thứ tư Ông cả Huệ
Vài lần tôi tới tìm chú Thọ về công việc của dòng họ, ông thường nhắc  : Bà mẹ tớ là hay khen mẹ cậu lắm :. . “  Nhà đó nó biết cư sử với họ hàng , tết nhất, giỗ chạp  rất chu đáo . .”, đến cô em ruột của mình ( Cô Xuân ) bận mấy cũng giành thời gian để chào chị Quang trước khi đi Hồng kông . . .
- Trong bức thư được gửi từ Pari, có đoạn ông Trường viết :  Chị hai ơi, xin cám ơn chị về những lời hỏi thăm của chị tới các cháu của em, bây giờ chúng thành đạt cả chị ạ, 
Từ năm 1935 – 1946 nguồn sống chính của gia đình bố mẹ tôi, ngoài việc nuôi ăn hàng ngày của cụ Tú, mọi khoản chi khác đều sử dụng bằng tiền lương của bố tôi, với thu nhập của ông đủ nuôi vợ con và còn để giành được 
Ở thời đó, ngoài lương theo chức vụ, công chức  còn được hưởng các phụ cấp sau :
Phụ cấp cho vợ = 35% của chồng, con thứ nhất = 15 %, con thứ 2 =10  %, con thứ 3 = 5 %, ngoài ra còn có phụ cấp khi sinh nở lần đầu  ( Để đảm bảo tính chính xác, tôi đã nhờ người bà con hiện đang sống ở Pháp sưu tầm giúp ) nếu có thay đổi sẽ đính chính lại
 Với công việc mà bố tôi đảm nhận, thu nhập hàng tháng có thể nuôi được nhiều người , khi ở với bâ nội gia đình tôi không phải đóng góp gì cho cụ ( Ngoài việc bù tiền chợ, giỗ, tết, chi phí cho con, thuốc men . . .) , bố mẹ tôi cũng giành dụm được ít nhiều, do doanh thu của cửa hàng rất cao cụ rất dư dật cụ tư quản lý không cho gia đìn tôi, nuôi vài chục người ăn không có khăn gì với cụ )
 



       Khi toàn quốc kháng chiến 12/1946  ô. Q, ô H, Các chị V, B,T và anh T đã rời nhà đi với đơn vị của mình, còn lại có cụ Tú+chị S và mấy mẹ con chúng tôi, cụ Tú thu vém hết tư trang tiền bạc cùng chị S về Mọc Quan Nhân , từ năm 1947 đi tản cư cùng chị M ( Là người cháu gọi bằng bà cô ruột ) ở Phố Cò, xóm Sắn này là thị xã  Sông Công , ở với chị M do “ Sơ ý “  tài sản cụ mang theo thiếu hụt rất nhanh, trong hoàn cảnh gần như quyệt quệ đòng thời chị S lại có giấy gọi đi học trường sư phạm của Liên khu 3, tháng 12 1949 anh Tr cho xe đón cả hai bà cháu về ở với gia đình chúng tôi, sau khi cưới ô H và chị V( H ) năm 1950 bị địch vây hãm ở chủa Hương ( Trong chiến dịch Hà Nam Ninh ) toàn bộ đại gia đình thống nhất để mẹ tôi đưa cụ và các con còn bé về nội thành
            Kê từ ngày kháng chiến toàn quốc  mẹ chúng tôi tự tìm ra vùng kháng chiến, lúc đầu về sống ở nhà chú dượng của mẹ tôi ( Cụ Đỗ Long Giang )  thôn Ngô Khê - Bình Giang,- Hải Dương,  đến mùa mưa năm 1947 khi bắt được liên lạc với bố tôi, gia đình tôi mới chuyển vào Thanh Hóa
            Kể từ khi đi ra vùng tự do, số tiền mà mẹ tôi giành dụm từ tiền lương  của chồng trong  nhiều năm, đã mang ra chi dùng ,, vào đến Thanh Hóa đã phải  buôn  lâm sản đưa xuống thuyền ở sông Bưởi ( Kim Tân   ) mang về cầu Bo ( Thị xã Thanh Hóa ) hoặc Hàm Rồng để bán, rồi lại cất vải mang về chợ Kim Tân bán, việc này trông cậy vào dì Oanh và bà ngoại giúp sức, ngoài ra đã học thành thạo cách làm nón lá, đã mua nguyên vật liệu, đã làm thử sản phẩm được mấy cái
Đàu năm 1948 khi thành lập Liên khu 3 gia đình tôi  trở về Hữu Vịnh gần chùa Hương sau đó lại đi Thái Bình, đến khi thành lập khu Tả Ngạn, gia đình lại về lại Hữu Vĩnh , ở Thái Bình chúng tôi đã học kéo sợi để có thêm thu nhập và đến khi về lại hữu Vĩnh đã phải bán quần áo tư trang thậm chí cả chiếc màn tuyn cũng phải bán để có tiền độ nhật ( Cho đến khi về Hà Nội, đến Văn Điển mẹ tôi tính toán chỉ còn đủ tiền mua vé tầu hỏa đến Ga Ô Đống mác, sau đó đi bộ đến Công viên Thống nhất ngày nay để đi tầu điện đển Nhà Hỏa, đi bộ về Lãn Ông )
Năm 1950, sau chiến dịch Hà Nam Ninh, với mẹ già trên 70 tuổi vơi 8 con nhỏ, mẹ tôi phải đưa mẹ chồng và 8 con  về Thành, và cũng từ đó cụ Tú “ buông tay lái “ giao hết cho con dâu, đảm bảo sinh hoạt, cúng giỗ, quan hệ họ hàng,  đóng thuế, chu cấp cho kháng chiến  v  .v … với kinh phí cụ cho chỉ đảm bảo 5-60% còn bao nhiêu mẹ tôi phải tự lo
Với 8 đức con đang tuổi ăn, tuổi nhớn, chi phí học hành v. v.   đồng thời đảm bảo tục, lệ  giỗ tết của nhà chồng, cung cấp cho  người đi kháng chiến, mẹ tôi đã phải chạy đua để tìm thêm nguồn thu
Kể từ tháng 5/ 1950 – 12/1952 mẹ tôi đã tổ chức chơi họ, nấu cao ban long, mua những dược liệu đông y cao cấp theo sự ủy nhiệm của người tiêu dùng để kiếm lời bù vào khoản thiếu hụt, nhưng khoản thu này cũng đáng kể, nhất là nấu cao ban long, do uy tín từ các cụ để lại qua tên của cửa hiệu ( PHÚ ĐỨC ) và được sự kiểm nghiệm của người tiêu dùng nhiều khi cháy hàng

                                                                                                                         ( Kỳ sau đăng tiếp )














Previous
Next Post »
2 Komentar
avatar

Bác Ngọc thu thập được nhiều tình tiết, mà ở lứa tuổi tôi không thể biết được. Hoặc có biết cũng không rõ ngọn ngành.Ví dụ tôi còn nhớ lần Cụ Yến chủ trì nấu cao ban long ở Hiệu thuốc Phú Đức. Chỉ nhớ ông thợ là môt người thấp đậm, rất giỏi vó ông múa gậy cho chúng tôi xem. Hồi đó chúng tôi nào biết gì, nên cứ gọi là võ tàu. Tôi còn nhớ hình như nồi nấu cao để ở sân trước sập vàng, thỉnh thoàng ông ngoáy ngoáy. Khi hoàn thành được đóng thành từng bánh như bánh khảo, bày bán ở tủ kính phía trái cửa hàng trên sạp thuốc. Tôi cũng được Cụ bà cho ăn một vài miếng, vẫn nhớ nó dẻo dẻo thơm thơm. Nhưng ngon hay không lâu quá không nhớ, có thể vì đươc ăn ít quá, không đủ "đô" để nhớ.

Balas
avatar

Nhiều sự kiện Ô Ngọc còn nhớ khá tốt

Balas