Tháng 3 thật đặc biệt.

Người ta thường nói “Tháng ba, ngày tám”, nhưng đó là tháng ba âm lịch thời xa xưa. Ngày nay đa phần người dân đã no ăn, đủ ấm (trừ thiên tai đột xuất) nhiều người có khả năng về kinh tế còn đựoc ăn ngon, mặc đẹp hơn.
Tháng ba duơng lịch hàng năm là mùa lễ hội, nhiều người vừa tham gia trảy hội chùa Hương, Yên Tử, Côn Sơn, Kiếp Bạc, rồi hội Lim, Mê Linh, Đền Sóc…Các bà, các chị hễ gặp nhau ngày đầu năm là hỏi “năm mới đã đi lễ được mấy chùa?”, riêng tôi từ đầu năm đến nay đã đi được 5 chùa (truớc đây còn nhiều hơn). Đi chùa dễ nhận thấy thiện nam, tín nữ bây giờ giới trẻ nhiều hơn các Cụ-cũng có phần vì năm nay giá rét.
Tháng 3 này còn có một ngày lễ lớn của chị em, ngày được cả xã hội từ già đến trẻ, đặc biệt là cánh mày râu rất trân trọng chờ đón với những lời chúc và các món quà đầy ý nghĩa, đó là ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3
Đấy là các lễ hội đầu Xuân của thiên hạ, còn riêng trong gia đình cụ Phạm Vĩnh Quang tháng ba này sẽ chứng kiến nhiều ngày kỉ niệm sinh nhật tưng bừng của một số vị, lần lượt là:
1.Mai Thu Hiền 6.3.1972.
2.Phạm Phi Nga 8.3.1972.
3.Lê Hồng Phương 10.3.1955.
4.Phạm Vĩnh Thắng 12.3.1945.
5.Dương Hương Quỳnh 12.3.2001 (cháu ngoại ông Vĩnh Hải).
6.Phạm Hoàng Việt 15.3.1978. (con trai ông Vĩnh Hải).
7.Đoàn Hưng Nông 17.3.1917.
8.Nguyễn Đức Nguyên 18.3.2006 (cháu ngoại Lê Hồng Vinh).
9.Phạm Vĩnh Ngọc 20.3.1940.
10.Vũ Phương Anh 23.3.1987.
11.Phạm Thị Kim Lan 24.3.1943.
12. Phan Thế Minh 25.3.2007 (cháu ngoại ông bà Tiến Phuợng).
13. Tô Minh Thu 31.3.1975.
Tất cả là 13 vị, người cao tuổi nhất là bác rể cả Đoàn Hưng Nông (91), người trẻ nhất sẽ vừa đầy năm tuổi vào ngày 25.3 là cháu Phan Thế Minh, con trai đầu lòng của Phạm Vĩnh Minh Trang và Phan Thế Thắng (cháu được du lịch Đài Loan từ trong bụng mẹ).
Mùa Xuân cảnh vật “đâm chồi nảy lộc”, người xưa bảo người sinh vào mùa Xuân hiện tại và tương lai đều sáng sủa, đẹp như hoa nở mùa Xuân. Thật vậy, chỉ điểm qua một vài vị trong số 13 vị trên đã thấy nhiều điều đáng để con cháu học tập, noi gương:
-Đầu tiên phải kể tới các vị lão làng đã nghỉ hưu như bác rể trưởng nguyên Đại tá CA Đoàn Hưng Nông (Lê Uy Vệ) ngoài công tác chuyên môn, đoàn thể gần như cả đời gắn bó với nghiệp cờ và đã thành danh, viết sách dạy cờ , 40 năm tham gia sáng lập và lãnh đạo Hội cờ Việt Nam (1965-2005).
Kế đến là nguyên Giám đốc Phạm Vĩnh Ngọc, người đã để lại dấu ấn trên nhiều công trình giao thông khắp nước. Rồi chuyên viên hóa nghiệm Phạm Kim Lan, tuy nghỉ hưu đã nhiều năm vẫn được mời đi hướng dẫn, giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn. Từ khó khăn vất vả gặp cơ may tạo dựng cơ ngơi, bỗng chốc ‘hóa rồng”.
-Giới đương chức có Tiến sĩ Lê Hồng Phương, Phó chủ nhiệm khoa Kinh tế Đại học mở Hà nội nhiều năm đứng trên bục giảng trường đại học góp phần tham gia đào tạo nhiều tài năng cho đất nước. Tiếp đến là Mai Thu Hiền và Phạm Phi Nga cùng sinh năm 1972 tròn việc cơ quan, đảm việc nhà còn hứa hẹn nhiều thành công mới trong năm Mậu Tý. Trẻ hơn có Tô Minh Thu "ăn theo" chồng đi công tác tại Nhật Bản đảm việc nuôi dạy 2 con, lại tranh thủ tu nghiệp "nâng cấp" bằng thạc sĩ.
Vậy thế nên có thơ rằng:
“Vừa gặp nhau ngày Tết
Lại sinh nhật vui vui.
Cả thảy mười ba vị.
Là kỉ lục trong năm.
Bốn vị đã nghỉ hưư.
Còn lại đều tuơi trẻ.
Là thế hệ tương lai.
Con cháu nhà cụ Quang”.
Chúc các vị những ngày kỉ niệm sinh nhật vui vẻ, ấm tình gia đình, thắm tình bạn bè thủy chung.

Kim Anh

Previous
Next Post »