Chuyện ồn ào đến nỗi ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ phải đăng đàn, trấn an dư luận đang nghiên cứu quốc sách. Công bằng mà nói tôi cũng như các bác nhà mình đã từng được hưởng nhiều bổng lộc, nhưng ít nhiều cũng từng là nạn nhận của việc sử dụng người tài trong những năm còn là công chức. Có nhiều nguyên nhân làm quan chức muốn từ bỏ nhiệm sở, rồi đây sẽ còn có nhiều cuộc thảo luận, hội thảo, nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này..v..v…Trong phạm vi gia đình từ góc độ bài viết “Chúc mừng ngày thầy thuốc Vệt Nam” của hai cháu Minh Hoa, lại đúng dịp học tập tấm gương Hồ Chí Minh tôi liên tưởng tới cách dùng người tài của cụ Hồ.
Cũng qua bài viết của Minh Hoa chúng ta đã được biết về những đóng góp của hai cụ GS.Đỗ Xuân Hợp, Đỗ Xuân Dục cho nền y học nước nhà. Rõ ràng là vào thời điểm năm 1945 và sau này hai cụ đều là trí thức yêu nước, không phải là đảng viên công sản thế mà hai cụ vẫn được giao trọng trách xứng đáng. Với cụ Đỗ Xuân Hợp tôi đặc biệt đề cao chức Cục trưởng Cục Quân y của Quân đội, vì tầm quan trọng của chức vụ này trong thời gian 9 năm kháng chiến chống Pháp. Khi hòa bình lập lại tôi nhớ cụ Đỗ Xuân Hợp còn là thành viên Ủy ban Thường Vụ Quốc hội nhiều khóa. Còn cụ Đỗ Xuân Dục là trí thức có nhiều năm sống trong thành Hà Nội thời kháng chiến chống Pháp. Khi hòa bình được lập lại vào năm 1954, cụ Đỗ Xuân Dục vẫn được giao chức Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai một bệnh viện lớn nhất nhì miềm Bắc lúc đó. Do thời đó công sở, vụ, viện còn hiếm chứ chưa nhan nhản như bây giờ, nên đạt tới chức vụ đó cũng đã được ngưỡng mộ lắm.
Hai cụ Đỗ Xuân Hợp và Đỗ Xuân Dục kính mếm với xuất sứ như thế, trong một hoàn cảnh như thế của đất nước mà được tin dùng như thế cùng với nhiều vị trí thức tiền bối lừng danh khác đã có những đóng góp quí báu cho đất nước, càng in đậm dấu ấn “tài dùng người tài” của Cụ Hồ Chí Minh.
Phạm Lê.
0 Komentar